-
Top 20 cuộc thi Solve for Tomorrow nỗ lực chinh phục ngôi vị quán quân -
Trường đầu tiên ở TP.HCM công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2025 -
Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong giáo dục đại học: Phải gắn với cuộc sống, tạo giá trị cho cộng đồng -
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố lịch thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025 -
TP.HCM: Ghế đá có gắn logo quảng cáo do Vinasing Group tặng được đặt ở đâu? -
Hiện thực hóa khát vọng “Đồng Khởi mới” của Bến Tre
Thông tin trên được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thái Nguyên, ông Phạm Việt Đức trong cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GG&ĐT Hoàng Minh Sơn mới đây.
Thái Nguyên cũng là 1 tỉnh thành chịu hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3, với ước tính thiệt hại của ngành giáo dục hơn 23 tỷ đồng.
Ngay sau khi cơn bão số 3 đi qua, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với cơ quan chức năng liên quan chủ động kiểm tra tình hình thiệt hại, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện tại chỗ để khắc phục hậu quả, đồng thời tuyên truyền tiếp tục thực hiện các biện pháp gia cố, chằng chống các tài sản, cơ sở vật chất khác… để ứng phó với mưa, lũ sau bão và đảm bảo an toàn khi thiên tai tiếp tục xảy ra.
Bão số 3 gây thiệt hại cho ngành giáo dục Thái Nguyên khoảng hơn 23 tỷ đồng. |
Sở GD&ĐT, Công đoàn ngành GD&ĐT đã thực hiện thăm hỏi và hỗ trợ thực phẩm thiết yếu cho 80 học sinh trường THPT Chuyên ở lại ký túc xá nhà trường do không thể về nhà tại thời điểm nhà trường bị cô lập do nước lũ dâng cao; thăm hỏi động viên cán bộ giáo viên các trường và nhân dân trong vùng lũ thuộc TP Thái Nguyên, huyện Phú Bình, TP Phổ Yên...
Các phòng GD&ĐT đã khẩn trương tham mưu cho chính quyền địa phương chỉ đạo và hoàn thành công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3, mưa, lũ sau bão gây ra tại các cơ sở giáo dục, với quyết tâm sớm đưa học sinh trở lại trường và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch năm học 2024-2025.
Công tác khắc phục hậu quả do ngập lụt, đặc biệt là tại TP. Thái Nguyên, có sự hỗ trợ của chính quyền, các cơ quan trên địa bàn, lực lượng quân sự địa phương, Đoàn thanh niên, các thầy cô giáo của các trường, các địa phương không bị ngập lụt. Các cơ sở giáo dục bị ngập nước đã tiến hành dọn dẹp vệ sinh và phun khử khuẩn.
Trong số các cơ sở giáo dục chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 có Trường Mầm non Túc Duyên, Trường Trung học Cơ sở Túc Duyên (TP. Thái Nguyên).
Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Túc Duyên, bà Nguyễn Thị Sáu cho biết: Năm học 2024-2025, nhà trường có 37 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 15 lớp học với tổng số 600 học sinh. Sau cơn bão số 3 đã bị ngập sâu toàn bộ khuôn viên nhà trường độ sâu khoảng 1,5 m bao gồm toàn bộ khu phòng học, khu phòng chức năng, toàn bộ khu vực nhà hiệu bộ, sân trường, sân thể dục dẫn đến cơ sở vật chất của nhà trường bị thiệt hại nặng nề.
Hiện nay, đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường đã và đang tiến hành dọn dẹp, vệ sinh trường lớp, sửa chữa các đồ dùng, cơ sở vật chất, học liệu tại nhà trường để khắc phục dần, đảm bảo an toàn để đón học sinh quay trở lại nhà trường sớm nhất.
Bộ GD&ĐT thăm hỏi, động viên và tặng quà cho cô và trò một số điểm trường bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. |
Trường Mầm non Túc Duyên nằm gần vùng nước xoáy trong cơn bão số 3 nên đồ chơi, trang thiết bị ngoài lớp học bị trôi dạt. Hiệu trưởng nhà trường, bà Đỗ Thị Thanh Thảo chia sẻ, hệ thống cơ sở vật chất trong các lớp học, tài liệu, trang thiết bị điện tử tại nhà trường bị ngập nước và hư hỏng nặng. Đến thời điểm này, nhà trường đã dọn rửa được bùn đất, vệ sinh trong ngoài lớp học và các phòng chức năng, vệ sinh, khử khuẩn, đảm bảo an toàn và dự kiến cho trẻ trở lại trường vào ngày 16/9.
Chia sẻ với những khó khăn, tổn thất, đồng thời đánh giá cao công tác khắc phục khẩn trương, kịp thời thiệt hại do cơn bão số 3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đề nghị tỉnh Thái Nguyên tiếp tục rà soát, phối hợp, hỗ trợ, khắc phục những thiệt hại do cơn bão, mưa lũ gây ra. Đặc biệt phải rà soát về cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn, đầy đủ trang thiết bị trước khi đón học sinh trở lại trường.
Thứ trưởng cũng lưu ý với ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên về vai trò quan trọng, cần thiết của công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ năng ứng phó trước những tình huống bất ngờ, bão lũ thiên tai cho giáo viên, học sinh và xã hội trên địa bàn tỉnh.
-
Khuyến học, khuyến tài không thúc đẩy sự háo danh -
Top 20 cuộc thi Solve for Tomorrow nỗ lực chinh phục ngôi vị quán quân -
Giải Golf vì trẻ em Việt Nam: Những hạt mầm hạnh phúc -
Trường đầu tiên ở TP.HCM công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2025 -
Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong giáo dục đại học: Phải gắn với cuộc sống, tạo giá trị cho cộng đồng -
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố lịch thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025 -
TP.HCM: Ghế đá có gắn logo quảng cáo do Vinasing Group tặng được đặt ở đâu?
- ROX Group là “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” 4 năm liên tiếp
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai
- Công trình xanh cao tầng với chiến lược phát triển nhà ở đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường
- BASF Việt Nam: 30 năm hợp tác phát triển bền vững bằng giải pháp tiên tiến
- CXP Best Customer Experience Awards 2024: Sẵn sàng khởi động tại Việt Nam