Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Than, khí khiến điện tăng chi phí 7.000 tỷ đồng
Thanh Hương - 15/10/2014 06:58
 
() Ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc với Bộ Công thương mới đây đã cho hay, giá than, giá khí bán cho điện hiện đã theo giá thị trường và khiến cho chi phí sản xuất điện năm 2014 tăng thêm khoảng 7.000 tỷ đồng. Điều này cũng đang gây ra những khó khăn cho EVN trong việc cân đối tài chính.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Không tăng giá điện trong thời gian tới, xăng còn chờ
Lợi nhuận 9.000 tỷ, EVN vẫn ngay ngáy lo tăng giá điện
Chi phí sản xuất điện tăng 5.500 tỷ đồng

Việc tăng giá khí bán cho điện dựa trên Thông báo 2175/VPCP-KTTH khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý với phương án giá khí đầu vào cho sản xuất điện với lượng khí trên bao tiêu từ ngày 1/4/2014 do Bộ Tài chính đề nghị. Theo đó, giá khí từ ngày 1/4/2014 bằng 70% giá thị trường cộng với chi phí vận chuyển, phân phối.

  Than, khí khiến điện tăng chi phí 7.000 tỷ đồng  
  Giá than, khí bán cho điện theo giá thị trường khiến chi phí sản xuất điện năm 2014 tăng thêm khoảng 7.000 tỷ đồng, gây ra những khó khăn cho EVN trong việc cân đối tài chính  

Như vậy, giá khí từ 5,19 USD/triệu BTU trước đó được tăng lên mức 5,74 USD/triệu BTU và lên 6,56 USD/triệu BTU từ ngày 1/7/2014, rồi tiếp tục tăng lên  7,38 USD/triệu BTU từ ngày 1/10/2014 và bằng giá thị trường là khoảng 8,2 USD/triệu BTU từ ngày 1/1/2015. Theo mức điều chỉnh giá khí ngoài bao tiêu này, chi phí mua khí của các nhà máy điện theo kế hoạch sản lượng điện của năm 2014 ước tính tăng thêm 3.200 tỷ đồng.

Dẫu vậy, trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo ngày 8/10, ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho hay, PVN đã làm việc cụ thể với EVN và chốt các mức giá mới. Tuy nhiên, EVN cũng chưa thanh toán được khoản tiền khí tăng thêm này.

Với than bán cho điện, mức giá cũng đã được điều chỉnh 2 lần kể từ đầu năm 2014 tới nay. Cụ thể, theo Văn bản số 1085/BTC-QLG ngày 31/12/2014 của Bộ Tài Chính, giá than bán cho sản xuất điện từ ngày 1/1/2014 đã tăng từ 1,2 đến 14,7% tùy theo từng loại than. Việc tăng giá bán than cho sản xuất điện cũng khiến chi phí mua than của EVN phải tăng lên khoảng 1.834 tỷ đồng so với các tính toán trước đó.

Nhưng giá than bán cho điện không dừng lại ở 1 lần tăng giá. Ngày 21/7/2014, Bộ Tài chính tiếp tục có Văn bản số 9961/BTC-QLG liên quan đến việc kê khai giá bán than, cho phép giá bán than cho sản xuất thực hiện từ ngày 22/7/2014 tiếp tục tăng từ 4 đến 7,4%. Điều này đã khiến chi phí mua than cho sản xuất điện các tháng cuối năm tăng thêm 569 tỷ đồng, ngoài con số 1.834 tỷ đồng được tính trước đó.

Bên cạnh áp lực của giá than và giá khí ngoài bao tiêu đã tăng theo thị trường, sản xuất điện còn chịu áp lực của thuế tài nguyên nước được điều chỉnh tăng từ 2% lên 4% giá bán điện thương phẩm kể từ ngày 1/2/2014. Việc điều chỉnh thuế tài nguyên nước này cũng khiến chi phí sản xuất của các nhà máy thủy điện thuộc EVN theo kế hoạch sản lượng của năm 2014 tăng thêm khoảng 1.509 tỷ đồng.

Cũng trong năm nay, chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn của EVN được phân bổ là 1.019 tỷ đồng để hoàn tất mục tiêu, từ năm 2015, ngành điện sẽ thống nhất quản lý và bán điện trực tiếp đến các hộ dân nông thôn và 100% người dân nông thôn được hưởng chính sách giá điện chung của Chính phủ.

Lẽ tất yếu thì các chi phí sản xuất điện tăng thêm sẽ dồn vào giá thành điện và người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu. Chỉ tính riêng phần tăng giá khí ngoài bao tiêu bán cho điện của năm 2014 sẽ làm tăng giá điện khoảng 22 đồng/kWh, so với giá điện hiện hành là 1.508,85 đồng/kWh.

Lãnh đạo Bộ Tài chính tại cuộc họp báo ngày 9/10 cũng cho rằng, với cơ chế thị trường, tính đúng, tính đủ cho các mặt hàng như than, thì khi giá nhiên liệu đầu vào tăng sẽ tác động tới giá điện. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá điện phải tuân thủ theo Quyết định 69/2013/QĐ-TTg.

Giá bán lẻ điện bình quân hiện tại là 1.508,8 đồng/kWh được áp dụng từ ngày 1/8/2013.  Lần thay đổi mức giá bán lẻ điện cụ thể cho các đối tượng khách hàng từ ngày 1/6/2014 không làm thay đổi mức giá bán lẻ điện bình quân trên. Theo các quy định hiện hành, giá bán lẻ điện bình quân trong các năm 2013-2015 sẽ không thấp hơn mức 1.437 đồng/kWh và không cao hơn mức 1.835 đồng/kWh.

Giá điện có

Giá điện có "gánh" tiền biệt thự, bể bơi?

Nêu bức xúc của của cư tri cho rằng, giá điện tăng liên tục là do người tiêu dùng đang phải “gánh” cả phần đầu tư ngoài của EVN và phần đầu tư xây dựng biệt thự, sân tennis, bể bơi, sân golf… cho chuyên gia và người lao động trong ngành, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa kết thúc, Đại biểu Quốc hội Trương Minh Hoàng (Cà Mau) đặt vấn đề trách nhiệm của Bộ Công thương về việc này.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư