Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 12 tháng 05 năm 2024,
Thận trọng áp thuế mới, Trung Quốc dồn sức cho “ván đấu” tháng 12?
Lê Quân (CNBC) - 03/09/2019 07:31
 
Trung Quốc đang có những toan tính thận trọng trong việc áp thuế trả đũa khi thương chiến Mỹ - Trung leo thang và hứa hẹn nhiều kịch tính ở “ván đấu” cuối năm.
(Ảnh minh họa: CNBC/Getty Images)
Bốc dỡ container tại cảng Los Angeles, Mỹ, hồi tháng 9/2018. (Ảnh minh họa: CNBC/Getty Images)

Chính phủ Trung Quốc ngày 1/9 bắt đầu áp thuế bổ sung mức 5% đến 10% lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm đậu nành và dầu thô. Tuy nhiên, lượng hàng hóa bị đánh thuế đợt này chỉ chiếm khoảng 1/3 trong tổng số hơn 5.000 hàng hóa nhập khẩu Mỹ thuộc diện chịu thuế.

Bắc Kinh dự kiến sẽ áp thuế đối với các hàng hóa còn lại của Mỹ từ ngày 15/12. Phía Trung Quốc cũng lên kế hoạch tái áp thuế đối với ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu từ Mỹ.

Theo báo cáo của Panjiva, đơn vị nghiên cứu chuỗi cung ứng của S&P Global Market Intelligence, danh sách hàng hóa Mỹ được Trung Quốc đưa vào diện đánh thuế từ ngày 1/9 là những mặt hàng nhập khẩu có dấu hiệu phục hồi.

Các phân tích ngày 27/8 cho thấy, chiểu theo danh mục bị đánh thuế từ ngày 1/9, lượng hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trong quý II/2019 giảm 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Con số này tăng lên 20,4% nếu soi vào danh mục hàng chịu thuế mà Trung Quốc áp dụng ngày 15/12 tới đây.

Đợt áp thuế bổ sung ngày 1/9 là một phần của trong kế hoạch áp thuế trả đũa lên 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ mà Bộ Tài chính Trung Quốc công bố ngày 23/8. Cùng ngày 1/9, chính quyền Washington cũng chính thức áp thuế 15% lên 112 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, nhắm vào các mặt hàng tiêu dùng như giày dép, đồng hồ thông minh và TV.

Toàn bộ 550 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ vào diện chịu thuế của Mỹ khi chính quyền Tổng thống Trump kích hoạt thêm gói thuế quan nữa vào tháng 12 năm nay.

Bắc Kinh đang tìm cách củng cố niềm tin trong nước trong bối cảnh áp lực thuế quan của Mỹ gia tăng và nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang đối mặt với áp lực suy giảm. Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách đẩy mạnh tiêu dùng trong nước và giảm phụ thuộc vào hoạt động sản xuất chế tạo và xuất khẩu.

Các báo cáo phân tích chỉ ra rằng để “tồn tại” trong dài hạn, doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách thích nghi với thuế quan của Mỹ.

Phía Trung Quốc kêu gọi Mỹ hủy bỏ việc áp thuế bổ sung lên hàng hóa Trung Quốc để hướng đến một thỏa thuận thương mại.

“Với tình hình hiện nay, chúng tôi cho rằng việc hủy bỏ áp thuế đối với 550 tỷ USD hàng Trung Quốc là vấn đề cần bàn, để ngăn chặn chiến tranh thương mại leo thang,” người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong nhận định.

Phía Trung Quốc đang đàm phán nghiêm túc với Mỹ về vấn đề này, ông Cao Phong nói thêm.

Không riêng gì doanh nghiệp Trung Quốc, hơn một năm qua thương chiến Mỹ - Trung với liên tiếp các đòn thuế quan của hai bên cũng khiến không ít công ty Mỹ tổn thất.

Theo báo cáo khảo sát hàng năm của Hội đồng Kinh doanh Mỹ -Trung Quốc công bố tuần trước, gần một nửa số doanh nghiệp thành viên được hỏi than phiền về thiệt hại doanh số do thương chiến Mỹ - Trung, chủ yếu là do thuế quan. Các doanh nghiệp này cũng đang mất dần thị phần so với các đối thủ nước ngoài.

“Các đối tác Trung Quốc tỏ ra e ngại với các liên kết chuỗi cung ứng mà phụ thuộc vào doanh nghiệp Mỹ, bởi họ cho rằng doanh nghiệp Mỹ là ‘đối tác không đáng tin’ vì dễ bị tác động từ quan hệ thương mại Mỹ - Trung”, báo cáo nêu.

Cũng theo báo cáo, trong giai đoạn 2018 - 2019 - thời điểm diễn ra thương chiến Mỹ - Trung, có đến 37% số doanh nghiệp được khảo sát cho rằng những lo ngại của đối tác Trung Quốc là nguyên nhân khiến doanh số của họ sụt giảm. Con số này tăng 7 lần so với thời điểm trước đó.

Bất lợi của Việt Nam trong thương chiến Mỹ - Trung
Dữ liệu thực tế xuất nhập khẩu sang Mỹ, Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm đang quay lưng với suy đoán 'Việt Nam hưởng lợi từ thương chiến'.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư