
-
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu
-
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển
-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Trong tháng 1/2023, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu đạt 509 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 98,7 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu ngành chăn nuôi ghi nhận 206 tỷ đồng; doanh thu ngành cây ăn trái ghi nhận 197 tỷ đồng và doanh thu ngành phụ trợ ghi nhận 106 tỷ đồng.
Xét về sản lượng tiêu thụ, trong tháng đầu năm 2023, ngành chăn nuôi tiêu thụ 41.197 con heo thịt; ngành cây ăn trái tiêu thụ 19.893 tấn (xuất khẩu chuối là 10.730 tấn và chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc là 9.163 tấn).
Hoàng Anh Gia Lai cho biết thêm bối cảnh trong tháng 1/2023, giá thịt heo vẫn đang duy trì ở mức thấp, bù lại giá chuối tăng và sản lượng chuối cao như kỳ vọng.
Năm 2022, lợi nhuận từ hoàn nhập dự phòng
Trong quý IV/2022, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu đạt 1.609,83 tỷ đồng, tăng 119,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 288,19 tỷ đồng, tăng 195,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 30,3% về còn 26%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 88,5% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 196,58 tỷ đồng lên 418,75 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 35,8%, tương ứng giảm 45,45 tỷ đồng về 81,59 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 31,5 lần so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 394,27 tỷ đồng lên 406,78 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận âm 265,41 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 140,16 tỷ đồng, giảm 265,41 tỷ đồng; chi phí bán hàng ghi nhận tăng 18,8% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 7,94 tỷ đồng lên 50,28 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Nếu lấy lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng, Công ty ghi nhận âm 38,31 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 167,32 tỷ đồng.
Như vậy, lãi đột biến trong quý IV chủ yếu đến từ việc ghi nhận âm chi phí quản lý doanh nghiệp do lợi nhuận gộp tạo ra không đủ trả lãi vay và chi phí bán hàng.
Hoàng Anh Gia Lai có thuyết minh, trong quý IV/2022, chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận âm do hoàn nhập dự phòng 311,07 tỷ đồng so với cùng kỳ hoàn nhập 132,1 tỷ đồng, luỹ kế cả năm 2022 hoàn nhập tới 1.561,1 tỷ đồng.
Luỹ kế trong năm 2022, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu đạt 5.081,29 tỷ đồng, tăng 142,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 1.180,57 tỷ đồng, tăng 825,1% so với cùng kỳ.
Trong năm 2022, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp âm 1.402,2 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận năm 2022 cũng đóng góp chủ yếu do ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp âm do hoàn nhập dự phòng.
Chi phí phát triển vườn cây được vốn hóa thay vì ghi nhận chi phí trong kỳ phát sinh
Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của Hoàng Anh Gia Lai tăng 8,2% so với đầu năm lên 19.951,4 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 6.896,2 tỷ đồng, chiếm 34,6% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 4.645,9 tỷ đồng, chiếm 23,3% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 3.822 tỷ đồng, chiếm 19,2% tổng tài sản; các khoản phải thu dài hạn ghi nhận 2.434 tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Điểm đáng lưu ý, chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong năm 2022 tăng 32,9% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.150,8 tỷ đồng lên 4.645,9 tỷ đồng. Trong đó, ghi nhận chi phí phát triển vườn cây ăn quả 2.958,5 tỷ đồng, tăng 592,5 tỷ đồng so với đầu năm; dự án chăn nuôi ghi nhận 1.616,3 tỷ đồng, tăng 677,9 tỷ đồng so với đầu năm …
Về nguyên tắc, chi phí phát triển vườn cây ăn quả bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến việc phát triển vườn cây ăn quả & vườn cây khác như chi phí khảo sát, đền bù đất, khai hoang, vườn ươm, phân bón, vận chuyển cây giống, nguyên vật liệu khác, chi phí nhân công, đường đi & hàng rào, phòng cháy chữa cháy và chi phí bảo vệ, các chi phí khác liên quan.
Việc Công ty ghi nhận là tài sản dở dang dài hạn là chi phí phát triển vườn cây ăn quả, điều này sẽ giúp không phải ghi nhận chi phí hợp nhất vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ phát sinh chi phí và từ đó giảm áp lực chi phí trong kỳ báo cáo mặc dù các chi phí này phát sinh trong kỳ báo cáo.
Ngoài ra, tính tới cuối năm 2022, tổng nợ ngắn hạn và dài hạn giảm nhẹ 7,3 tỷ đồng so với đầu năm về 8.279,1 tỷ đồng và chiếm 41,5% tổng nguồn vốn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/2, cổ phiếu HAG tăng 330 đồng lên 7.980 đồng/cổ phiếu.

-
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng -
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục -
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành -
Ông Phạm Ngọc Thuận bất ngờ từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc tại Becamex IDC
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh