
-
Ngành Thuế ứng phó ra sao với tác động từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
-
Quy định mới về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
-
Hà Nội sẽ mở 500 đại lý dịch vụ công trực tuyến không dùng ngân sách
-
Điểm tên 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau quý I/2025
-
Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025
![]() |
Lực lượng cứu trợ tiếp lương thực cho bà con bản Sa Na, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (ngôi bản bị xoá sổ do lũ ống năm 2019). |
Tình hình mưa bão ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là các tỉnh miền Trung. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng tại các huyện miền núi. Nhiều bản làng đã từng bị xoá sổ, cuốn theo tính mạng và tài sản cả đời bà con đồng bào dân tộc thiểu số tích cóp.
Trong buổi làm việc tại Thanh Hoá, ông Vũ Xuân Thành, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Trung ương đềnghị Thanh Hóa theo dõi và có giải pháp đối với gần 10.000 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Đặc biệt, đối với khu vực miền núi cần đặc biệt quan tâm đảm bảo an toàn người và tài sản nếu xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
“Đề nghị tỉnh Thanh Hóa quan tâm 3 hồ chứa, 5 đê đang hư hỏng, xuống cấp, các hồ đang thi công. Đặc biệt, lưu ý các hồ chứa đang thi công chưa đảm bảo tiến độ vượt lũ, vì lũ về nguy cơ sự cố sẽ lớn. Đối với khu vực miền núi, khi có mưa lớn, nước sẽ dồn về dẫn đến nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét là rất lớn; vì vậy cần thường xuyên theo dõi và có phương án kịp thời. Tỉnh Thanh Hoá cần tiếp tục chỉ đạo và phối hợp với chính quyền địa phương nhằm có phương án tối ưu hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ có thể xảy ra.
![]() |
Bản Sa Ná, xã Nà Mèo, huyện miền núi Quan Sơn bị xoá sổ do lũ ống, lũ quét năm 2019. |
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa, năm 2020 tỉnh tập trung vào công tác hậu cần, sơ tán dân. Rút kinh nghiệm sạt lở tại khu vực miền núi những năm gần đây, cần chú trọng phương án khắc phục sạt lở đất đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc với vùng lũ.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, ngoài gần 10 nghìn hộ dân trong vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở thì trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 50.000 hộ ở khu vực ven biển, cửa sông phải sơ tán khi có bão; hơn 48.000 hộ nằm ở khu vực bãi sông, ven sông nơi không có đê phải sơ tán khi có lũ; 23.000 hộ ở vùng trũng thấp có nguy cơ ngập lụt.
Trước tình hình đó, tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo các ngành rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án huy động lực lượng tham gia công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã ký kết hiệp đồng với các đơn vị lực lượng vũ trang của Quân khu 4 sẵn sàng tham gia công tác phòng chống thiên tai.

-
Điểm tên 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau quý I/2025 -
Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số -
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,8% sau quý I/2025 -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025 -
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025 -
Để kinh tế phát triển, không “ngại” sửa nhiều luật -
Các mốc quan trọng trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp
-
“Thưởng Ngoạn Xứ Trung” cùng Nhôm An Lập Phát
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư