
-
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025
Tuần qua, thị trường chứng khoán chứng kiến sự thận trọng của nhà đầu tư do thiếu thông tin hỗ trợ. Điều này đã kéo theo sự trầm lắng trong các phiên giao dịch với điểm nhấn là thanh khoản sụt giảm.
Vào phiên cuối tuần, thị trường được hỗ trợ bởi thông tin sẽ ưu tiên nới room cho nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty chứng khoán giúp VN-Index tăng một mạch 7,94 điểm, nhưng cũng không đủ để kéo chỉ số này tăng so với tuần trước đó.
Theo đó, kết thúc tuần đầu tiên của tháng 6, thị trường chứng khoán ghi nhận mức tăng giảm trái chiều ở hai chỉ số. Cụ thể, VN-Indnex giảm 2,98 điểm (tương đương 0,53%) xuống mức 559,04 điểm trong khi HNX-Index có mức tăng nhẹ 0,05 điểm (tương đương 0,07%) lên mức 75,85 điểm.
![]() | ||
Diễn biến chỉ số VN-Index tuần vừa qua |
Tuần qua, điểm nhấn của thị trường là thanh khoản thấp, bình quân khoảng trên 50 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng mỗi phiên trên sàn HOSE, giảm 30% về khối lượng và 25% về giá trị giao dịch so với tuần trước. Đầu tuần, xu thế giảm chi phối VN-Index, nhóm cổ phiếu dẫn dắt như BVH, GAS, MSN, VNM, VIC… không thể nâng đỡ cho VN-Index đóng cửa trong sắc xanh.
Ở phiên giao dịch ngày thứ Năm, dòng tiền có xu hướng quay trở lại nhóm penny và midcap khi các mã như ITA, FLC, HAR, KBC… đều đồng loạt tăng giá, đặc biệt là cổ phiếu FLC vẫn giao dịch khá sôi động cả tuần trong bối cảnh thanh khoản sụt giảm mạnh ở sàn HOSE.
Phiên giao dịch cuối tuần, nhóm cổ phiếu bluechips như MSN, GAS, VIC, BVH quay trở lại nâng đỡ cho thị trường, đồng thời nhóm chứng khoán tăng mạnh dẫn dắt cho chỉ số VN-Index tăng 7,94 điểm.
Trong tuần qua, khối ngoại tiếp tục kéo dài chuỗi mua ròng của mình trên sàn HOSE với tổng giá trị mua ròng là 330 tỷ đồng (giảm gần 30% so với tuần trước). Các mã được mua mạnh nhất là GAS (71,7 tỷ đồng), KDH (61 tỷ đồng), DPM (37,5 tỷ đồng), MSN (37,5 tỷ đồng), GMD (23,3 tỷ đồng),… trong khi bán ròng nhiều nhất là HAG (39,3 tỷ đồng) và KDC (14,4 tỷ đồng).
![]() | ||
Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất và 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất sàn HOSE |
Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE tuần qua là TSC của CTCP Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ với 3 phiên đầu tuần tăng trần liên tiếp, phiên 5/5 tăng 1.400 đồng, tương đương 6,5%. Tuy nhiên, đến phiên 6/6, TSC điều chỉnh giảm nhẹ 1.100 đồng/cổ phiếu nhưng vẫn đứng đầu về tỷ lệ tăng trong tuần qua.
VSI - mã có tỷ lệ tăng mạnh nhất trong tuần trước đó, với giá trị 1.700 đồng/cổ phiếu, tương đương 31,5%. Trong tuần qua, VSI tăng 1.100 đồng lên 8.200 đồng/cổ phiếu nhờ tin trả cổ tức năm 2013 với mức 250 đồng/cổ phiếu.
Đức đầu danh sách các mã giảm mạnh nhất là STG với mức giảm 6.100 đồng/cổ phiếu tương đương 22,1%, mã này có 5 phiên giảm liên tiếp trong đó có 1 phiên giảm sàn. Khối lượng giao dịch của STG trong tuần qua cũng rất thấp, phiên 2/6 chỉ có 10 đơn vị được khớp lệnh.
Ở chiều ngược lại, trên sàn HNX, kết thúc tuần, HNX-Index tăng nhẹ 0,05 điểm so với tuần trước (tương đương 0,07%) lên mức 75,85 điểm.
![]() | ||
Diễn biến chỉ số HNX-Index tuần vừa qua |
Vào đầu tuần, hầu hết các cổ phiếu trên sàn HNX bị chốt lời khá mạnh, tuy nhiên lực cầu bắt đáy đã quay trở lại ở hai phiên giao dịch cuối tuần.
Mặc dù chỉ số HNX-Index đóng cửa trong sắc xan nhưng thanh khoản ở mức rất thấp. Khối lượng và giá trị giao dịch trong cả tuần qua đã giảm khoảng 30% so với tuần trước đó.
Trong tuần qua, dòng tiền trên HNX tập trung chủ yếu vào nhóm cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng, nhất là trong 2 phiên giao dịch cuối tuần. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt tăng trần ở phiên cuối tuần do tác động tích cực từ thông tin ưu tiên nới room cho nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty chứng khoán.
Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu bất động sản trên HNX cũng tăng điểm nhẹ.
Khối ngoại đã mua ròng hơn 80 tỷ đồng trên sàn HNX trong cả tuần (tăng gần 100% so với tuần trước). Các mã được mua nhiều nhất là PVS (30 tỷ đồng), KLS (14,8 tỷ đồng), VCG (9,1 tỷ đồng), VND (9 tỷ đồng) và bán ròng chủ yếu là PVC (1,1 tỷ đồng)…
![]() | ||
Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất và 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất sàn HNX |
Cổ phiếu VTL của CTCP Vang Thăng Long là mã có tỷ lệ tăng mạnh nhất toàn sàn với mức tăng 2.600 đồng/cổ phiếu, tương đương 32,7%. Trong tuần qua, CTCP Vang Thăng Long đã tổ chức ĐHCĐ năm 2014, với các kế hoạch kinh doanh năm 2014 được thông qua. Cụ thể, VTL đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2014 đạt 3 tỷ đồng, tăng 110% so với thực hiện năm 2013. Kế hoạch chia cổ tức năm 2013 là 4,5%, năm 2014 dự kiến 6%.
Trong 10 mã giảm mạnh nhất trên HNX, ITQ có tỷ lệ giảm mạnh nhất là 20,6%, tương ứng 2.200 đồng/cổ phiếu với mã này có 3 phiên giảm, trong đó 1 phiên giảm sàn. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy của ITQ khá lớn, giúp mã này lấy lại sắc xanh trong phiên 5/6.
Nhận định thị trường chứng khoán tuần từ 09/06 đến 13/06:
Việc tham gia của nhà đầu tư lướt sóng là khá rủi ro
CTCK FPT - FPTS
Thanh khoản hiện tại đang ở mức rất thấp là do cung cầu không gặp nhau, tuần tới trong bối cảnh thiếu thông tin vĩ mô tích cực hỗ trợ và mùa bóng đá World Cup 2014 chính thức bắt đầu nên khả năng bộ phận lớn nhà đầu tư tiếp tục đứng ngoài thị trường. Do vậy với nhận định thị trường sẽ tiếp tục giao dịch trầm lắng và theo xu thế đi ngang trong biên độ khá hẹp nên việc nên việc tham gia của nhà đầu tư lướt sóng là khá rủi ro.
Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư lướt sóng chịu được rủi ro muốn tham gia thị trường thì nên tuân thủ đúng mua vào khi Vn-Index chạm vùng 540 và bán ra khi VN -Index tiến về vùng 560 - 570.
Đối với nhà đầu tư dài hạn có thể chờ đợi khi thị trường giảm về vùng 535 - 540 để mua vào các mã cổ phiếu cơ bản tốt và có tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn với giá hợp lý.
Hoạt động đầu tư ngắn hạn, lướt sóng trong thời điểm này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro
CTCK Maritime Bank - MSBS
Thị trường chứng khoán trong tuần qua giao dịch tương đối trầm lắng với thanh khoản sụt giảm đáng kể. Tâm lý thận trọng bao phủ thị trường khi cả hai bên mua và bán đều hạn chế giao dịch chờ đợi xu hướng tiếp theo. Thị trường tăng điểm khá vào phiên ngày thứ sáu (06/06) tuy nhiên dòng tiền vẫn đứng ngoài thị trường, lực mua chỉ tập trung chủ yếu vào nhóm cổ phiếu chứng khoán SSI, HCM, VND, SHS, AGR…
Chỉ số VN-Index phiên giao dịch cuối tuần (06/06) hình thành một cây nến xanh, đóng cửa tại mức giá cao nhất trong ngày. Với tâm lý hưng phấn của phiên cuối tuần, chúng tôi nhận định phiên giao dịch thứ hai (09/06) sẽ là một phiên tăng điểm. Chỉ số VN-index có thể tăng lên mốc 564-565 điểm sau đó điều chỉnh xuống và kết phiên đạt mức tăng nhẹ.
Chúng tôi vẫn giữ quan điểm thị trường vẫn sẽ điều chỉnh về mức 535-540 điểm khi thanh khoản vẫn ở mức thấp. Hoạt động đầu tư ngắn hạn, lướt sóng trong thời điểm này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và chỉ có khả năng thu được lợi nhuận thấp.
Các chỉ số tiếp tục biến động trong kênh giá hẹp
CTCK Rồng Việt - VDSC
Hầu như giảm điểm trong cả tuần nhưng tăng mạnh vào phiên cuối tuần giúp cho các chỉ số không khác biệt nhiều so với cuối tuần trước, cụ thể VN-Index đóng cửa ở mức 559,04 điểm, giảm 0,53%. HNX-Index đóng cửa ở mức 75,85 điểm, tăng 0,07% so với cuối tuần trước. Tuy thanh khoản sụt giảm mạnh là điều khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng nhưng không hẳn lúc nào điều này cũng đáng e ngại bởi trong giai đoạn không có thông tin nào tích cực cũng như tiêu cực hơn thì thanh khoản ở mức thấp cũng là điều bình thường. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua vào dù giá trị mua ròng đã giảm xuống 403 tỷ đồng, tương đương giảm 20% so với tuần trước.
Đúng như những nhận định mà chúng tôi đã đưa ra trước đó, mốc 550 điểm là điểm tựa khá vững cho VN-Index và đã được test trong tuần giao dịch vừa qua. Dự kiến sẽ không có thông tin nào ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư, vì vậy chúng tôi cho rằng tuần sau các chỉ số tiếp tục biến động trong kênh giá hẹp dù có thể trong những phiên đầu tuần dư âm của phiên tăng điểm hôm nay vẫn có khả năng tạo hiệu ứng tích cực.
Mua đuổi giá cao sẽ mang đến rủi ro không nhỏ cho nhà đầu tư
CTCK BIDV - BSC
Như vậy là tin “đồn” đã trở thành tin “thật” khi đại diện UBCK cho biết có thể sẽ nới room cho công ty chứng khoán trước do việc áp dụng với nhóm này sẽ dễ dàng thực hiện hơn so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên sự thật ở đây mới chỉ được 1 nửa, khi ông Vũ Bằng vẫn nhấn mạnh “Ủy ban chứng khoán vẫn tiếp tục chờ văn bản cuối cùng từ Chính phủ”.
Thời gian hiện thực hóa việc nới room cho nhóm chứng khoán mới chỉ dừng ở mức “cần làm sớm”, có khả năng trong năm nay chứ chưa cho thời gian cụ thể. Tất nhiên, việc tâm lý nhà đầu tư hứng khởi mua mạnh các cổ phiếu nhóm chứng khoán trong phiên 06/06 là điều dễ hiểu khi thị trường chứng khoán thường thổi phồng tâm lý nhà đầu tư rất nhanh, dù vậy chúng tôi cũng lưu ý nếu quyết định nới room cho nhóm chứng khoán thực sự được đưa ra thì sẽ chỉ các công ty chứng khoán hết room nước ngoài mới hưởng lợi thực sự (trên sàn chỉ có SSI và HCM), trong khi nhóm các công ty còn lại hiện tại vẫn đang còn nhiều room cho khối ngoại sẽ chỉ hưởng hiệu ứng tâm lý là chính.
Xét chung toàn thị trường, nhóm chứng khoán có tỷ trọng không quá lớn và nếu tác động thực sự chỉ đến với SSI và HCM thì khả năng ảnh hưởng của thông tin trên sẽ giảm dần trong 1 -2 phiên tới.
Do đó, chúng tôi cho rằng việc mua đuổi giá cao vẫn sẽ mang đến rủi ro không nhỏ cho nhà đầu tư.
Điểm tên DN bứt phá lợi nhuận trong quý II Với không ít doanh nghiệp, quý II này được coi là quý tăng tốc trong cuộc chạy đua về đích các kế hoạch kinh doanh của năm. |
Kỳ Thành
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang