-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
Sáng 15/2, Subway tổ chức gặp gỡ các nhà đầu tư để chia sẻ cơ hội nhượng quyền. Nhiều nhà đầu tư thắc mắc, tại sao sau 6 năm xuất hiện tại Việt Nam, Subway mới chỉ có 6 cửa hàng trong khi mục tiêu đặt ra gấp gần 10 lần.
Ông Mark Mason Mcgrath, đại diện Subway Vietnam cho rằng, quãng thời gian vừa qua là bước tạo đà để Subway chuẩn bị tiến sâu hơn nữa vào thị trường Việt Nam. Bước đầu tiên, Subway sẽ tiến hành nhượng quyền cho các đối tác trên một số tỉnh thành tiềm năng như Hà Nội, Vũng Tàu, Mũi Né, Nha Trang. Và dĩ nhiên, khu vực đầu tiên mà bất kỳ chuỗi nhà hàng nào cũng muốn đặt chân vào đó là TP.HCM. Hiện chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất này mới chỉ có 5 cửa hàng tại TP.HCM, do đó, ông Mark hy vọng có thể mở thêm 5 cửa hàng nữa trong thời gian tới.
Một số nhà đầu tư thử những chiếc bánh mỳ làm nên danh tiếng của Subway tại buổi gặp gỡ. |
Theo đó, phí nhượng quyền thương mại cho một cửa hàng Subway đầu tiên là 10.000 USD và từ cửa hàng thứ hai trở đi là 5.000 USD. Đối tác này sẽ phải trả phí hoạt động là 12,5% trên doanh thu thuần, trong đó, 8% chi phí hoạt động và 4,5% chi phí marketing. Thời gian hợp đồng trong 20 năm và có thể gia hạn thêm thời gian sau khi hợp đồng kì 1 kết thúc. Đổi lại, Subway sẽ hỗ trợ đối tác nhận nhượng quyền tìm địa điểm, marketing, nguồn nguyên liệu, Subway sẽ có chuyên gia đào tạo cho đội ngũ quản trị nhận nhượng quyền trong 2 tuần, song song đó là theo sát, hỗ trợ các hoạt động cho đối tác tại Việt Nam…
“Mức giá 12,5% trên doanh thu thuần của một cửa hàng là mức phí mà Subway áp dụng cho tất cả các cửa hàng nhượng quyền trên thế giới. Chúng tôi hy vọng thời gian tới với mức chi tiêu tăng, cũng như việc sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho một món ăn tốt cho sức khỏe sẽ là cơ hội để cửa hàng Subway tại Việt Nam có thể tăng doanh thu”, ông Mark nói.
Ông Mark Mason Mcgrath, đại diện Subway Vietnam trao đổi cùng các khách hàng quan tâm đến Subway. |
Cũng theo đại diện này, Subway không thể đưa ra một khoảng thời gian chính xác để nhà nhận nhượng quyền có thể đạt điểm hòa vốn, bởi lẽ, đối tác nhượng quyền phải xem đây là cuộc đầu tư cho chính bản thân mình. Và theo Luật nhượng quyền của Mỹ, những thông tin về doanh thu hay lợi nhuận từng cửa hàng cũng không thể chia sẻ.
Được biết, để mở một cửa hàng Subway tại TP.HCM có diện tích khoảng 200 m2 tốn khoảng 150.000 USD. Dù vậy, nhiều nhà đầu tư không lo ngại về vấn đề này mà là hiệu quả của mô hình, cụ thể là từ các món ăn mà Subway cung cấp còn khá đơn điệu và gia vị chưa thật phù hợp với khẩu vị người Việt. Hiện tại hệ thống Subway bán đến tay khách hàng 4 loại bánh mì kèm theo 13 loại rau, hơn 10 loại sốt và có thể phối hợp tạo ra một chiếc bánh mì theo 12 triệu cách.
“Pháp là quê hương của bánh mì tuy nhiên họ vẫn chấp nhận một loại bánh mỳ đặc trưng của Mỹ là Subway rất nồng nhiệt. Dù vậy, chúng tôi sẽ nội địa hóa nguyên liệu nhiều hơn bằng việc sử dụng rau củ quả, nước sốt…của Việt Nam nhiều hơn. Bởi những loại nguyên liệu này được nhận định là tươi và ngon hơn cả Thái Lan hay Singapore”, ông Mark Mason Mcgrath chia sẻ.
Ông Mark cũng cho biết, do hệ thống Subway tại Việt Nam còn giới hạn, vì vậy còn đang gặp khó khăn trong việc đàm phán hay kí kết hợp đồng tiêu thụ nông, thủy, hải sản của Việt Nam. Tuy nhiên, ông tỏ ra khá lạc quan khi số lượng cửa hàng này sẽ tăng lên khoảng 40 thì việc đưa hải sản vào một chiếc bánh mỳ của Subway là hoàn toàn có thể.
Theo đó, nhà đầu tư nào quan tâm và muốn trở thành đối tác nhượng quyền Subway tại Việt Nam có thể đăng kí tại www.subway.com và chọn quốc gia cũng như Thành phố muốn đặt cửa hàng.
Được biết, cửa hàng Subway đầu tiên được mở tại thành phố Bridgeport (Hoa Kỳ) vào năm 1965. Chuỗi nhà hàng thuộc quyền sở hữu của công ty sáng lập Doctor’s Associates này bắt đầu nhượng quyền từ 1974. Đến nay cái tên Subway trở thành chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới với 44.400 cửa hàng trên 112 quốc gia. Và trung bình cứ 6 tuần, một cửa hàng Subway lại ra đời.
-
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024