
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường
-
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính
![]() |
![]() |
Bộ Tài chính đang hoàn thiện Nghị định quy định về phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) theo hình thức riêng lẻ để thay thế cho Nghị định 163/2018/NĐ-CP nhằm chấn chỉnh tình trạng thị trường TPDP phát triển quá nóng.
TPDN phát triển quá nóng
Theo số liệu của Bộ Tài chính, suốt từ năm 2011 đến hết năm 2016, tất cả doanh nghiệp chỉ phát hành 359 đợt trái phiếu với khối lượng 129.636 tỷ đồng nên dư nợ TPDN ở thời điểm cuối năm 2016 chỉ tương đương 5,27% GDP, và đạt 6,29% GDP vào năm 2017 - thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của các nước trong khu vực ASEAN (tương đương 22% GDP).
Tuy nhiên, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành TPND thay thế cho Nghị định 90/2011/NĐ-CP với nhiều quy định cởi mở, thông thoáng hơn thì thị trường TPDN phát triển quá nóng. Cụ thể, ngay trong năm 2018, dư nợ TPDN đã vượt 9% GDP - cao hơn mục tiêu đặt ra tại Quyết định 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 là đến năm 2020 quy mô thị trường TPDP đạt 7% GDP.
Chỉ trong năm 2019, các doanh nghiệp đã huy động trên thị trường 315.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu, đưa quy mô thị trường đạt 10,38% GDP, tương đương 640.000 tỷ đồng, gấp 6 lần năm 2011, trong đó, tổ chức tín dụng chiếm 40% khối lượng phát hành, doanh nghiệp bất động sản chiếm 19%. Trong 4 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp đã huy động trên thị trường trái phiếu thêm 58.000 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp bất động sản chiếm tới 49% bằng cách mạnh tay trả lãi suất cao hơn bình quân trên thị trường khoảng 1,5%/năm
Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính, việc phát triển thị trường trái phiếu đã giúp doanh nghiệp tiếp cận kênh huy động vốn trên thị trường, bù đắp kênh vay tín dụng của ngân hàng trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước quản lý thận trọng đối với tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng đối với khối doanh nghiệp bất động sản.
Lách luật
Theo bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính, sự phát triển của thị trường TPDN góp phần đáp ứng nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây doanh nghiệp đã có sự dịch chuyển vốn huy động từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu với khối lượng lớn cho thấy dấu hiệu của sự phát triển “nóng”.
Theo quy định của Nghị định 163/2018/NĐ-CP, TPDN phát hành riêng lẻ chỉ được phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã lách luật bằng cách phát hành trái phiếu cho dưới 100 nhà đầu tư sau đó phân phối rộng rãi trái phiếu trên thị trường thứ cấp cho nhà đầu tư cá nhân.
Hầu hết nhà đầu tư cá nhân có hiểu biết rất hạn chế về tài chính, thậm chí còn không cần biết doanh nghiệp huy động vốn đầu tư vào đâu cũng tham gia đầu tư vào TPDN do đầu tư theo tâm lý đám đông, “bầy đàn” và điều họ quan tâm duy nhất là lãi suất sẽ gây bất ổn cho thị trường tài chính và gặp nhiều rủi ro (nhà đầu tư cá nhân nắm giữ 26,8% khối lượng TPDN phát hành trong 4 tháng đầu năm 2020 từ mức 8,8% của năm 2019).
Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, sự gia tăng của nhà đầu tư cá nhân gồm cả nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ khi chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về mục đích phát hành, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, đồng thời lại thiếu khả năng phân tích, đánh giá là rủi ro cho chính nhà đầu tư. Trường hợp doanh nghiệp phát hành không thực hiện được các cam kết với nhà đầu tư thì phạm vi bị ảnh hưởng lớn, gây bất ổn cho thị trường tài chính và xã hội.
Theo số liệu thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong năm 2019, có 28/217 doanh nghiệp phát hành có khối lượng phát hành trái phiếu vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu, trong đó 11 doanh nghiệp phát hành vượt 50 lần vốn chủ sở hữu, 6 doanh nghiệp phát hành vượt 100 lần vốn chủ sở hữu. Còn trong 4 tháng đầu năm 2020, rất nhiều doanh nghiệp bất động sản do không tiếp cận được vốn vay ngân hàng đã tiến hành vay nợ trên thị trường tài chính thông qua phát hành trái phiếu với khối lượng gấp từ 30 - 47 lần vốn tự có. Đặc biệt, trong số các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, một số doanh nghiệp không công bố cụ thể mục đích sử dụng vốn và phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định.
Để bảo vệ nhà đầu tư cũng như sự an toàn của thị trường trái phiếu, Bộ Tài chính sẽ thay thế Nghị định 163/2018/NĐ-CP theo hướng thắt chặt điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ theo hướng chỉ phát hành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược và chỉ có nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được phép giao dịch mua bán TPDN phát hành riêng lẻ.

-
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG -
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua? -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông -
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”