-
Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông -
TP.HCM chốt 11 vị trí dọc các tuyến metro để phát triển mô hình TOD -
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung -
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan
Có khá nhiều thay đổi trong phương án đầu tư Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. |
Tăng đầu tư công
Có khá nhiều thay đổi trong phương án đầu tư Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 tại Tờ trình số 11792/TTr-BGTVT vừa được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) gửi Chính phủ so với Tờ trình số 334/TTr-CP xin phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án mà Chính phủ trình Quốc hội vào cuối tháng 9/2021.
Theo Tờ trình số 11792, trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT đề xuất triển khai đầu tư khoảng 729 km đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập. Trong số này, chỉ có 4 dự án thành phần triển khai theo phương thức PPP, gồm các đoạn: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Chí Thạnh - Vân Phong và Vân Phong - Nha Trang. 8 dự án còn lại sẽ được đầu tư công, gồm các đoạn: Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Chí Thạnh, Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau.
Đây là sự thay đổi rất đáng chú ý, bởi tại Tờ trình số 334, có tới 9/12 dự án thành phần được triển khai theo hình thức PPP. Thay đổi lớn này dẫn đến quy mô vốn nhà nước tăng lên đáng kể so với phương án đầu tư trước đó.
Tại Tờ trình số 11792, tổng mức đầu tư toàn Dự án là 148.492 tỷ đồng tỷ đồng, trong đó, vốn nhà nước là 131.217 tỷ đồng (chiếm 88%), vốn huy động ngoài ngân sách chỉ còn khoảng 17.275 tỷ đồng (12%).
Bộ GTVT tính toán, phần vốn nhà nước cần bố trí giai đoạn 2021 - 2025 (khoảng 91.851 tỷ đồng) được đề xuất bố trí từ kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 47.169 tỷ đồng. Phần còn thiếu (44.683 tỷ đồng), Bộ GTVT kiến nghị cân đối từ Chương trình Phục hồi kinh tế - xã hội.
Trong khi đó, tại Tờ trình số 334, sơ bộ tổng mức đầu tư đại dự án này là 124.619 tỷ đồng, bao gồm 61.628 tỷ đồng vốn nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (chiếm 49,45%) và 62.991 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách (50,55%).
Một thay đổi rất đáng chú ý khác liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai 4 dự án PPP thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, đó là tại Tờ trình số 11792, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép áp dụng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia 4 dự án thành phần PPP từ 54 - 65% tổng mức đầu tư của dự án; đồng thời giao Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc chuyển đổi hình thức đầu tư trong trường hợp triển khai các dự án thành phần theo phương thức PPP không thành công.
PPP khó huy động vốn
Tại Tờ trình số 11792, Bộ GTVT đã giải thích khá cặn kẽ và hợp lý đối với sự thay đổi về phương án đầu tư Dự cao tốc Bắc - Nam.
Ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án PPP cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 cho thấy, nhóm nhà đầu tư thực sự quan tâm đến các dự án kết cấu hạ tầng giao thông chủ yếu là các nhà đầu tư đã huy động vốn tín dụng để thực hiện các dự án BOT giai đoạn trước đây, nên khả năng tiếp tục huy động tín dụng để đầu tư các dự án mới sẽ khó khăn hơn. Bản thân các tổ chức tín dụng hiện nay chủ yếu là huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, dẫn đến khó khăn trong cân đối nguồn vốn cho các dự án PPP hạ tầng giao thông.
Chính vì vậy, nếu triển khai toàn bộ các dự án thành phần theo phương thức PPP, Bộ GTVT lo ngại mức độ thành công sẽ không cao, có thể phát sinh các tình huống không lựa chọn được nhà đầu tư hoặc không huy động được vốn tín dụng để triển khai.
Trường hợp đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư, phải báo cáo cấp có thẩm quyền chuyển đổi sang đầu tư công, tiến độ kéo dài thêm khoảng 9 tháng; trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thành công, nhưng không huy động được vốn vay, tiến độ sẽ kéo dài thêm khoảng 13 tháng so với phương án đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư.
“Trong thực tế, 2 dự án PPP thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 là Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu phải chuyển đổi hình thức đầu tư do đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư, đến tháng 7/2021 mới có thể khởi công gói thầu đầu tiên, chậm hơn các dự án đầu tư công khoảng 2 năm”, ông Lâm thông tin.
-
Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông -
TP.HCM chốt 11 vị trí dọc các tuyến metro để phát triển mô hình TOD -
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung
-
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan -
Thúc đẩy các công trình hạ tầng quy mô lớn, hình thành trung tâm logistics xứng tầm -
Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng -
Đưa ngành logistics phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh -
TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro -
Tăng tốc thi công Dự án Vành đai 3 - TP.HCM
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm