-
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ -
PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn -
Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Bulgaria lên 500 triệu USD -
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam -
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Thành viên Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
Tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XV, Bộ Bộ trrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trực tiếp trả lời chất vấn. |
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân toàn bộ vốn đầu tư công năm 2023, công tác cán bộ là một trong những giải pháp cần tập trung thực hiện, theo Bộ trrưởng Nguyễn Chí Dũng.
Báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư vừa được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ký gửi các vị đại biểu Quốc hội.
Một trong những nhiệm vụ ngành Kế hoạch và Đầu tư được giao tại Nghị quyết này là năm 2022, phân bổ và giải ngân vốn NSNN đạt 100% dự toán Quốc hội giao.
Theo báo cáo áp lực giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 là rất lớn do kế hoạch tăng 26% (tăng khoảng 120.000 tỷ đồng) so với năm 2021 và đây là năm thứ hai triển khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nhiều dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư. Trong bối cảnh đó, nhờ sự quyết tâm cao, nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành, các đơn vị trực tiếp sử dụng vốn đầu tư công, kế hoạch đầu tư công năm 2022 đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đạt 95,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ giải ngân vốn NSNN năm 2022 đạt xấp xỉ 93,5%.
Tuy chưa đạt mục tiêu đề ra là phân bổ và giải ngân 100% kế hoạch, nhưng cũng thể hiện sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, nhất là sự lãnh đạo của Đảng, giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, báo cáo nêu rõ.
Với năm 2023, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận, quy mô vốn đầu tư công tăng khoảng 23% so với kế hoạch năm 2022 nên áp lực giải ngân vốn là rất lớn. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp, văn bản yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phát huy hơn nữa vai trò của người đứng đầu và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân tập trung triển khai có hiệu quả Kế hoạch đầu tư công năm 2023.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân toàn bộ vốn NSNN năm 2023, theo Bộ trưởng, cần tập trung thực hiện 6 giải pháp chủ yếu.
Một, tiếp tục chủ động, thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ, Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 và Công điện số 123/CĐ-TTg ngày 10/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Hai, đẩy mạnh hoạt động của 5 Tổ công tác để kịp thời đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 14/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ và các Tổ công tác do các thành viên Chính phủ làm trưởng đoàn theo Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023, trong đó các Thành viên Tổ công tác nắm kỹ những khó khăn, vướng mắc của từng dự án để hướng dẫn, báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Ba, đẩy mạnh thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án quy mô lớn, trọng điểm, đặc biệt là các dự án Vành đai 3 TP.HCM, Vành đai 4 Thành phố Hà Nội, các tuyến cao tốc đi qua địa bàn.
Bốn, nghiên cứu, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt bằng, mỏ vật liệu, nhân công… như thực hiện trước công tác kiểm đếm, đo đạc đất, phương án tái định cư nhằm nâng cao tính sẵn sàng, khả thi của dự án. Áp dụng các hình thức đấu thầu phù hợp với tính chất dự án, đúng quy định pháp luật, lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực thi công, lựa chọn hình thức Hợp đồng phù hợp theo quy định, tránh để tình trạng các nhà thầu có tâm lý chờ điều chỉnh giá đối với hợp đồng trọn gói thi công.
Năm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật đối với các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Sáu, cần khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực trong quản lý đầu tư công.
Thông tin cập nhật từ Bộ Tài chính cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2023 là 770.991,3 tỷ đồng, bao gồm: kế hoạch vốn kéo dài các năm trước sang năm 2023 là 16.422,6 tỷ đồng, kế hoạch vốn giao trong năm 2023 là 754.568,7 tỷ đồng. Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/3/2023 là 75.091,5 tỷ đồng, đạt 9,74% kế hoạch. Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/4/2023 là 112.786,4 tỷ đồng, đạt 14,63% kế hoạch.
-
Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 3 tuyến giao thông kết nối 2 bệnh viện -
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ -
PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn -
Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Bulgaria lên 500 triệu USD -
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam -
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Thành viên Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam