
-
Xây dựng ACV thành doanh nghiệp nhà nước chủ lực trong đầu tư cảng hàng không
-
Quy định mới về xuất nhập khẩu phế liệu kim loại với thị trường EU
-
Tập đoàn VRG đề xuất tham gia đầu tư dự án năng lượng tại Gia Lai
-
Suntory PepsiCo giữ vững vị thế dẫn đầu ngành nước giải khát
-
Hải quan mở đường dây nóng nhận tin báo về tội phạm, buôn lậu, phiền hà sách nhiễu -
Vinacomin và NFC - Trung Quốc tọa đàm về kỹ thuật sản xuất Alumin và điện phân nhôm
![]() |
Ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thế giới di động |
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn về việc Thế giới Di động sẽ mở rộng địa hạt kinh doanh sang lĩnh vực thực phẩm, hàng tiêu dùng sau khi thành công với lĩnh vực phân phối hàng điện tử, ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thế giới di động cho biết, việc bán lẻ không chỉ dừng lại ở nhóm hàng điện tử tiêu dùng. Nhu cầu hàng hóa tiêu dùng nhanh là lớn hơn nhiều so với điện tử tiêu dùng (ước tính từ 20 đến 30 tỷ USD/năm). Hơn nữa, thị phần của các nhà bán lẻ mô hình hiện đại hiện chỉ vào khoảng 15 – 20%. Tầm nhìn của Thế giới Di động là trở thành công ty bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam.
“Thách thức nhất đối với Thế giới Di động khi bước vào ngành hàng mới không nằm ở nhân sự hay nguồn cung hàng, mà ở chỗ làm sao mua được giá tốt nhất và bảo quản đồ tươi sống, đảm bảo bán được cho khách hàng với giá cạnh tranh”, ông Doanh cho biết.

Một là của các nhà đầu tư ngoại, với 7- Eleven sắp vào Việt Nam, với Metro Cash & Carry, BigC, Lotte, Aeon… cùng hàng loạt động thái như Berli Jucker (BJC) muốn mua lại Metro, BJC đã nắm quyền điều hành Tập đoàn Phú Thái với hệ thống Family Mart từ năm 2013, hay Aeon mua cổ phần của Citimart, Fivimart… Một là của doanh nghiệp nội, với động thái rất tích cực là sự phát triển khá mạnh của Vingroup thời gian gần đây sau khi mua lại hệ thống Vinatex và Ocean Mart, hay sự vững mạnh của Co.op Mart, Fivimart…

Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng với trên 90 triệu dân, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ không ngừng tăng, từ 11% (giai đoạn 1996 – 2000) lên 26% (giai đoạn 2006 – 2010). Trong khi đó, kênh phân phối theo hình thức hiện đại mới chiếm khoảng 20% thị trường bán lẻ ở Việt Nam. Dự đoán, tỷ lệ này sẽ tăng lên xấp xỉ 50% vào năm 2020. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này là vô cùng khốc liệt.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong một báo cáo mới đây liên quan đến thị trường bán lẻ Việt Nam cho biết, đa số doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tham gia thị trường là doanh nghiệp nhỏ, năng lực cạnh tranh còn thấp và đang phải đối mặt với nguy cơ bị các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài thâu tóm.

-
Suntory PepsiCo giữ vững vị thế dẫn đầu ngành nước giải khát -
Hải quan mở đường dây nóng nhận tin báo về tội phạm, buôn lậu, phiền hà sách nhiễu -
Vinacomin và NFC - Trung Quốc tọa đàm về kỹ thuật sản xuất Alumin và điện phân nhôm -
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 kinh tế tư nhân đóng góp 55 - 60% GRDP -
Doanh nghiệp lương thực thực phẩm "tiến thoái lưỡng nan" khi in bao bì sản phẩm -
Quảng Ninh: Khởi động nhiều dự án hạ tầng của doanh nghiệp tư nhân -
Doanh nghiệp nhà nước năng động và chủ động
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín