![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/haiyen/2025/02/06/gia-xang-tang-nhe-gia-dau-quay-dau-giam1738829957.jpeg)
-
Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu quay đầu giảm
-
5 ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD 15 ngày đầu năm mới
-
Thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thông suốt dịp Tết Ất Tỵ 2025
-
Những thị trường tỷ đô của hạt gạo Việt Nam -
Quảng Ninh: 752 tấn hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu Bắc Luân 2 sang thị trường Trung Quốc
Theo đó, 108 sản phẩm OCOP của 33 chủ thể tham gia chương trình được công nhận đạt chuẩn 4 sao, trong đó có 10 sản phẩm tiềm năng nâng hạng lên 5 sao cấp quốc gia. Kết quả phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 cho thấy sự phát triển đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến và hàng tiêu dùng từ các địa phương trên địa bàn Hà Nội.
Huyện Thanh Oai dẫn đầu với 15 sản phẩm được công nhận đạt 4 sao. Tiếp theo là huyện Mê Linh với 14 sản phẩm, huyện Hoài Đức và huyện Thanh Trì mỗi địa phương có 12 sản phẩm. Huyện Gia Lâm đóng góp 11 sản phẩm, huyện Ba Vì có 8 sản phẩm, huyện Chương Mỹ có 7 sản phẩm.
Một số quận, huyện khác cũng có nhiều sản phẩm được xếp hạng như Bắc Từ Liêm và Ứng Hòa (mỗi địa phương có 6 sản phẩm), Thạch Thất, Sóc Sơn và quận Thanh Xuân (mỗi địa phương có 4 sản phẩm). Các huyện Mỹ Đức, Đông Anh có 2 sản phẩm, trong khi Đan Phượng, Phúc Thọ và quận Hoàng Mai mỗi địa phương có 1 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao.
![]() |
Thương hiệu trà sen Hiền Xiêm là đại diện duy nhất đạt chứng nhận OCOP 4 sao của quận Tây Hồ. |
Trong đó, 10 sản phẩm được đánh giá là tiềm năng đạt 5 sao sẽ tiếp tục được hoàn thiện và đề xuất nâng hạng lên cấp quốc gia. Đây là những sản phẩm có chất lượng vượt trội, đáp ứng tốt các tiêu chí của Chương trình OCOP, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Theo quy định, chứng nhận phân hạng sản phẩm OCOP có hiệu lực trong vòng 36 tháng kể từ ngày ký quyết định. Các sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao sẽ được khen thưởng theo cơ chế hiện hành, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể OCOP mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng giá trị thương mại.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố, trao giấy chứng nhận và chi giải thưởng cho các sản phẩm OCOP đạt chuẩn năm 2024. Đồng thời, Sở sẽ tham mưu cho UBND Thành phố trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá và phân hạng các sản phẩm tiềm năng 5 sao lên cấp quốc gia.
Các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các chủ thể OCOP quảng bá sản phẩm, mở rộng kênh phân phối và gia tăng giá trị thương mại. Các sản phẩm OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao sẽ được ưu tiên tham gia các hội chợ, triển lãm, chương trình kết nối giao thương để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Mặt khác, Thành phố cũng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với sản phẩm OCOP, bao gồm giám sát chất lượng, kiểm tra định kỳ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của chương trình. Điều này nhằm đảm bảo các sản phẩm OCOP không chỉ đạt tiêu chuẩn về chất lượng mà còn đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Các chủ thể có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao có trách nhiệm tiếp tục cải tiến sản phẩm, duy trì và nâng cấp chất lượng theo tiêu chuẩn chương trình OCOP. Việc hoàn thiện mẫu mã, cải thiện quy trình sản xuất và đảm bảo các tiêu chí bền vững sẽ giúp các sản phẩm này đủ điều kiện tham gia xét duyệt nâng hạng sao hàng năm, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường.
Ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nhằm hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP cũng như sản phẩm làng nghề. Theo đó, thành phố sẽ tăng cường kết nối với hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng chuyên doanh đồ thủ công mỹ nghệ, các điểm tư vấn giới thiệu sản phẩm OCOP... Đồng thời, các sàn giao dịch điện tử và nền tảng bán hàng trực tuyến cũng sẽ được tận dụng để mở rộng kênh phân phối, giúp các sản phẩm OCOP tiếp cận người tiêu dùng một cách thuận lợi hơn.
Bên cạnh việc phát triển thị trường nội địa, thành phố Hà Nội cũng xác định hợp tác quốc tế là một hướng đi quan trọng để nâng cao vị thế sản phẩm OCOP. Các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối với đối tác nước ngoài sẽ được đẩy mạnh nhằm đưa sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tiếp cận các thị trường tiềm năng. Việc tham gia vào các hội chợ triển lãm quốc tế, hợp tác với hệ thống phân phối nước ngoài sẽ giúp sản phẩm OCOP được biết đến rộng rãi hơn, từng bước trở thành thương hiệu mạnh, chinh phục người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/honghanh/2025/01/05/hoi-hoa-xuan-va-cac-san-pham-ocop-vung-mien-xuan-at-ty---quan-tay-ho-dien-ra-trong-5-ngay1736045329.jpg)
-
Thêm 108 sản phẩm OCOP Hà Nội nhận giấy chứng nhận 4 sao -
3 thị trường cung cấp khí hóa lỏng lớn nhất cho Việt Nam -
Việt Nam soán ngôi Philippines, trở thành nguồn cung chuối số 1 cho Trung Quốc -
Vận tải hàng không tăng kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Hà Nội: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, tiêu dùng tháng 1 đạt gần 85.000 tỷ đồng -
Xuất nhập khẩu 15 ngày đầu năm 2025 vượt 34 tỷ USD -
Thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thông suốt dịp Tết Ất Tỵ 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/2
-
2 Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới?
-
3 Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công
-
4 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định
-
5 Bộ Xây dựng: Chung cư cũ và mới đua nhau tăng giá, có nơi tăng 50% sau một năm
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
-
Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
-
Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
-
Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
-
Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long