
-
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
-
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce
-
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
-
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng -
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi
![]() |
Việc Fed không tăng lãi suất lần thứ 11 liên tiếp là để đánh giá lại tác động của chính sách tăng lãi suất hơn một năm qua trước khi tiến hành cuộc họp tiếp theo, dự kiến diễn ra vào ngày 25-26/7 tới. Chuỗi tăng lãi suất 10 lần liên tiếp của Fed bắt đầu từ tháng 3/2022 với mức tăng tổng cộng 5% (từ 0-0,25% lên 5-5,25%/năm) đã giúp giảm lạm phát của Mỹ từ mức đỉnh 9,1% xuống 4%, song cũng khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo.
Dù Fed chưa có động thái đảo chiều chính sách (Fed dự báo tiếp tục tăng lãi suất 2 lần nữa trong thời gian từ nay đến cuối năm), nhưng quyết định tạm dừng tăng lãi suất lần này của Fed cũng tác động tích cực tới nền kinh tế Việt Nam.
Thứ nhất, việc Fed tạm dừng tăng lãi suất sẽ giúp Chỉ số USD Index đi ngang hoặc hạ nhiệt. USD Index giảm, cộng thêm dự trữ ngoại hối tăng trở lại, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu… sẽ giúp tỷ giá trong nước thêm yếu tố ổn định.
Thứ hai, động thái trên của Fed giúp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thêm dư địa giảm lãi suất điều hành, từ đó giúp các ngân hàng thương mại có dư địa giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế. Dù áp lực từ Fed vẫn còn khi cơ quan này dự báo sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần trong nửa cuối năm nay, song trong bối cảnh Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam liên tiếp giảm mạnh nhiều tháng qua, thì NHNN có thể giảm lãi suất điều hành thêm ít nhất 1 lần nữa trong thời gian từ nay đến cuối năm.
Thứ ba, Fed tạm dừng tăng lãi suất sẽ giúp giá năng lượng toàn cầu giảm, từ đó tác động tích cực tới lạm phát trong nước. Đây cũng là cơ sở để Chính phủ triển khai thêm các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế và là cơ sở để NHNN giảm thêm lãi suất.
Nhiều khả năng, tỷ lệ lạm phát của kinh tế Việt Nam sẽ ở mức dưới 4% trong năm 2023, vì vậy, lãi suất huy động ở mức 6-7%%/năm là hợp lý. Hiện tại, nhiều ngân hàng vẫn huy động vốn với lãi suất 8-9%/năm với kỳ hạn dài. Phát biểu tại nghị trường Quốc hội mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng đặt vấn đề, lạm phát năm 2022 chỉ tăng 3,15%, nhưng lãi suất huy động đến 9% là quá vô lý. Một khi lãi suất giảm, doanh nghiệp sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí, mạnh dạn vay vốn sản xuất kinh doanh, triển khai các chương trình kích cầu…
Mặc dù vậy, nếu thẳng thắn nhìn nhận, thì việc Fed tạm dừng tăng lãi suất chưa thể tác động tích cực ngay tới nền kinh tế Việt Nam.
Fed dù tạm dừng tăng lãi suất tháng 6/2023, nhưng vẫn tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cao trong bối cảnh lạm phát lõi của Mỹ còn cao và hạ nhiệt chậm (lạm phát lõi của Mỹ là 5,3% trong tháng 5/2023). Cơ quan này còn phát tín hiệu tăng tiếp 2 lần nữa từ nay đến cuối năm. Thêm vào đó, kinh tế toàn cầu vẫn trong xu hướng suy giảm, người dân tiếp tục thắt chặt chi tiêu. Do đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, vẫn rất khó khăn trong thời gian tới. Ngoài ra, Chỉ số PMI đã giảm 3 tháng liên tiếp và nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm trong tháng 6/2023 không chỉ do cầu thế giới, mà còn do tình trạng mất điện lan rộng.
Điểm sáng của thị trường trong nước là thời gian qua, NHNN đã khá nhanh nhạy khi đảo chiều chính sách khá sớm. Từ đầu năm đến nay, cơ quan này đã 3 lần giảm lãi suất điều hành, phát đi tín hiệu nới lỏng tiền tệ sớm hơn nhiều quốc gia khác. Tuy vậy, chính sách tiền tệ luôn cần độ trễ nên có thể đến quý IV/2023 mới “ngấm” dần vào nền kinh tế.
Dẫu vậy, ngay cả khi lãi suất hạ nhiệt, doanh nghiệp cũng chưa thể thoát ngay khỏi cơn bĩ cực. “Cơn bão” suy giảm kinh tế toàn cầu đã và đang tác động trực tiếp đến túi tiền người lao động, đến nồi cơm của các gia đình, nên chi tiêu dùng trong nước khó tăng cao. Yếu tố này hẳn nhiên sẽ tác động tới sức mua, tới sức tiêu thụ hàng hóa - đầu ra của doanh nghiệp và vòng quay vốn đầu tư.
Giảm thêm lãi suất điều hành ngay khi có cơ hội là rất cần thiết, song thực tế cho thấy, việc giảm lãi suất sẽ không mang lại nhiều ý nghĩa khi doanh nghiệp không biết vay vốn để làm gì, hoặc không còn đủ sức khỏe để tiếp cận vốn. Chính vì vậy, sự tiếp sức kịp thời của dòng vốn đầu tư công, kết hợp với các chính sách hỗ trợ tài khóa và an sinh sẽ là liều thuốc thiết thực nhất, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

-
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025 -
Nam A Bank cho vay chuỗi cung ứng thủy sản lãi suất chỉ từ 3,25%/năm -
Agribank công bố báo cáo tài chính: Giữ vững thị phần top đầu, nợ xấu giảm, bao phủ nợ xấu tăng -
Vietbank sẽ chuyển sàn niêm yết trong năm 2025-2026 -
Vàng quốc tế giảm nhiệt sau lập đỉnh lịch sử, giá SJC vẫn neo 102 triệu đồng -
Chờ thương vụ M&A tỷ USD đình đám trong mùa đại hội đồng cổ đông
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn