-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
Cổ phiếu PSH của ông ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu chuyển sang diện kiểm soát từ ngày 11/10/2024. |
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo một loạt quyết định về việc đưa cổ phiếu sang diện diện kiểm soát, hạn chế giao dịch.
Trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (mã DAG, sàn HoSE), Công ty cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương (mã SJF, sàn HoSE) và Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (mã PSH, sàn HoSE) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát từ 11/10/2024. HoSE cũng thông báo quyết định đưa cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư và Sản xuất Petro Miền Trung (mã PMG, sàn HoSE) từ diện kiểm soát sang cảnh báo từ 8/10/2024.
Ngoài ra, một cổ phiếu bị tăng năng hình phạt đó là Công ty cổ phần Đầu tư tài sản Koji (mã KPF, sàn HoSE) khi chuyển từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch từ ngày 11/10/2024
Nguyên nhân cổ phiếu DAG, SJF và PSH bị chuyển từ diện cảnh báo sang kiểm soát cùng lý do tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024 quá 30 ngày so với quy định. Trong khi đó, với việc chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024 quá 45 ngày so với thời hạn quy định, cổ phiếu KPF sẽ bị hạn chế giao dịch và chỉ được giao dịch trong phiên chiều theo phương thức khớp lệnh tập trung và thỏa thuận kể từ ngày 11/10.
Trước đó, ngày 19/9/2024, HoSE thông báo đưa cổ phiếu KPF vào diện kiểm soát. Ngày 24/9, Đầu tư Tài sản Koji có báo cáo giải trình, biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát.
Theo báo cáo của KPF, ngày 13/8, công ty có làm công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HoSE về việc giải trình nộp chậm báo cáo soát xét bán niên năm 2024. Ngày 10/9, công ty đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp. Công ty đã ký với đơn vị kiểm toán. Hiện nay, đơn vị kiểm toán đang tiến hành soát xét, dự kiến sẽ có báo cáo tài chính bán niên 2024 chậm nhất vào ngày 31/10/2024.
Cổ phiếu PMG là trường hợp được chuyển nhóm theo chiều hướng tích cực hơn, từ diện kiểm soát sang cảnh báo do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2024 là 10,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6/2024 là âm 63,3 tỷ đồng (lỗ lũy kế).
Trước đó, HoSE chuyển cổ phiếu PMG từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 18/4/2022. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2020 là âm 22,01 tỷ đồng và Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2021 là âm 61,68 tỷ đồng căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021.
Liên tục trong các tháng gần đây, vì hoạt động công bố thông tin, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã nhận quyết định hạn chế giao dịch, thậm chí nặng hơn là đình chỉ. Như vào tháng trước, HoSE quyết định chuyển cổ phiếu ITA của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch từ ngày 26/9. Lý do là Tân Tạo vi phạm các quy định về công bố thông tin khi chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, báo cáo thường niên năm 2023 và báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024.
Trễ hẹn báo cáo tài chính đang ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cổ đông. Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt thông tin về doanh nghiệp, động thái lùi hoãn lịch công bố với nhiều trường hợp là tín hiệu báo sớm cho những bất ổn trong hoạt động kinh doanh.
Điển hình là trường hợp của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời gần đây. Trước đó vào cuối tháng 7, Lộc Trời xin hoãn nộp báo cáo quý II đến 310/8 để tập trung xử lý vấn đề tài chính. Tiếp đó, tập đoàn một lần nữa xin hoãn với lý do "toàn bộ nhân sự phải tập trung vào việc xử lý các vấn đề tài chính trước mắt".
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay của Lộc Trời cũng được tổ chức muộn hơn các năm trước, đồng thời có sự thay đổi nhân sự chủ chốt. Vào giữa tháng 7/2024, Lộc Trời công bố miễn nhiệm chức Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Duy Thuận.
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Lộc Trời tạm thời điều hành hoạt động của doanh nghiệp cho tới khi bổ nhiệm Tổng giám đốc mới. Gần nhất, vào đầu tháng 10 vừa qua, Lộc Trời đã có công văn gửi UBND Tỉnh An Giang đề nghị biện pháp ngăn chặn cựu CEO Nguyễn Duy Thuận.
-
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử