-
Thái Bình đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội -
Đề xuất bố trí 500 tỷ đồng thực hiện cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D -
TONMAT - LOCKVIT: Giải pháp bảo vệ công trình trước giông bão -
Bộ Công thương đề xuất Nghị quyết họp thường kỳ Chính phủ giao Petrovietnam khảo sát biển -
Nghệ An ưu tiên đầu tư 12 dự án trên địa bàn huyện Đô Lương giai đoạn 2025-2030 -
Cà Mau xây dựng nền hành chính kiến tạo và phục vụ
Trước thực trạng đoạn tuyến cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi (vốn WB, ADB) thời gian qua mất an toàn về tiến độ do một số khó khăn, trong đó có việc bố trí vốn, sáng 14/12, ông Nguyễn Tiến Thành, Giám đốc Ban cho rằng, đúng là thời gian qua tiến độ đoạn tuyến này không đảm bảo.
Ông Nguyễn Tiến Thành, Giám đốc Ban QLDA cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi: Dự án đang được củng cố tiến độ, vào giai đoạn nước rút để về đích 30/6/2018. |
Tuy nhiên, qua các lần kiểm tra hiện trường, chỉ đạo và tháo gỡ vướng mắc từ lãnh đạo Bộ GTVT, trực tiếp là Thứ trưởng Lê Đình Thọ, đặc biệt, mới đây nhất là Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã có chuyến thị sát, động viên và chỉ đạo sát sao tư vấn giám sát cũng như các nhà thầu, hiện nay, dự án đã được củng cố về đường găng tiến độ, bố trí vốn kịp thời chuẩn bị giai đoạn nước rút vào mùa khô sắp đến, đưa dự án về đích theo kế hoạch phê duyệt.
“Để giải ngân kinh phí cho các nhà thầu, VEC đã phối hợp với cơ quan kiểm soát chi từ nguồn WB, ADB khơi thông được khoảng 2 tháng nay nên cơ bản đã giải quyết được tồn tại về giải ngân với các nhà thầu gói A1, A4, A5. Đối với gói A2, A3 còn vướng do mới trình hồ sơ lên các cơ quan chức năng”- ông Thành cho biết.
Để chuẩn bị cho giai đoạn thi công cao điểm vào mùa khô 2018, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch,theo ông Nguyễn Tiến Thành, Ban đã có chủ trương từ VEC thông qua chấp thuận của Bộ GTVT được sử dụng nguồn kinh phí ngắn hạn từ các trạm thu phí các tuyến cao tốc mà VEC đã đầu tư đang quản lý, khai thác, tạm ứng ngay cho nhà thầu 70% giá trị hợp đồng. “Đây là hỗ trợ lớn, tối đa mà chủ đầu tư tạo điều kiện cho các nhà thầu để đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án” - ông Thành nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm về tiến độ dự án, theo ông Thành, thời gian qua bên cạnh vấn đề nguồn vốn, còn do yếu tố khách quan là Sở Xây dựng Quảng Nam chậm ban hành bộ chỉ số đơn giá xây dựng. “Hết năm 2017, nhưng dự án vẫn sử dụng bộ chỉ số của năm 2016. Vì vậy, giá trị xây dựng áp cho khối lượng công việc của các nhà thầu chỉ tạm tính theo đơn giá năm 2016. Theo đánh giá sơ bộ, quý IV/2016 là thời điểm chỉ số giá thấp nhất so với nguyên liệu đầu vào nên khả năng trượt giá là rất lớn” – ông Thành thổ lộ.
Vì vậy, Ban đã hỗ trợ các nhà thầu làm việc với Sở Xây dựng Quảng Nam về việc phát hành bộ chỉ số năm 2017. Cách đây 2 tuần, Sở Xây dựng Quảng Nam mới phát hành bổ sung thêm bộ chỉ số giá xây dựng của quý I/2017.
Điều đáng lo ngại, theo ông Thành là đơn giá xây dựng năm 2017 có chiều hướng đi lên, cũng gây khó khăn cho các nhà thầu thời gian qua. Bên cạnh đó, chỉ số giá của Sở Xây dựng Quảng Nam ban hành so với giá của Tổng Cục thống kê (cho địa bàn Quảng Nam) chênh lệch khá lớn, lên đến 40-50%. Nếu bộ chỉ số của Tổng Cục thống kê ốp vào dự án trượt giá khoảng 8-9%, thì của Sở Xây dựng Quảng Nam là 15-16%.
Hiện Ban QLDA đã làm việc với Sở Xây dựng Quảng Nam xem xét thuê các đơn vị tư vấn thẩm định lập giá, phát hành bộ chỉ giá mới phù hợp hơn với các công trình xây dựng cơ bản nói chung và công trình xây dựng đường cao tốc nói riêng trên địa bàn tỉnh để phù hợp hơn với thực tế tình hình, mang lại sự công bằng hơn cho nhà thầu.
Trong chuyến thị sát công trường mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Chủ đầu tư, Ban QLDA, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công phải đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình. |
Cùng với việc giải quyết tối đa về giải ngân nguồn vốn, nhà đầu tư cũng đưa ra các chế tài để kiểm soát tiến độ như: ghi nhận đâu là tiến độ chậm do chủ quan (chậm do yếu kém về năng lực thi công, năng lực tài chính, dẫn đến khối lượng thi công không đảm bảo theo kế hoạch). Đây là khối lượng sẽ được các đơn vị tư vấn ghi nhận lại để chủ đầu tư làm cơ sở phạt chậm hợp đồng. Ví dụ như trong hợp đồng ghi cứ chậm 1 ngày là phạt 0,01% giá trị hợp đồng hoặc hạng mục giá trị tương ứng.
Còn những nguyên nhân khách quan do giải phóng mặt bằng, do cản trở thi công sẽ xem xét cho kéo dài thời hạn hợp đồng. Tuy nhiên, việc kéo dài này không phá vỡ kế hoạch tổng thể các gói thầu được duyệt là tháng 6/2018 phải về đích.
Chế tài khác là sử dụng các đơn vị thầu phụ chỉ định bởi chủ đầu tư. Với các hạng mục thi công chậm tiến độ thì Ban yêu cầu bổ sung, thay thế các đơn vị bằng 2 lần nhắc nhở. Đến lần thứ 3 sẽ yêu cầu đình chỉ hạng mục, gói thầu này, chỉ định đơn vị nhà thầu đủ năng lực vào thi công. “Phương án này, đã thực hiện rất thành công tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai, còn ở dự án này chưa “được” dùng tới”- ông Thành cho biết thêm.
-
Thái Bình đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội -
Đề xuất bố trí 500 tỷ đồng thực hiện cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D -
TONMAT - LOCKVIT: Giải pháp bảo vệ công trình trước giông bão -
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đôn đốc giải phóng mặt bằng cho các dự án truyền tải điện
-
Bộ Công thương đề xuất Nghị quyết họp thường kỳ Chính phủ giao Petrovietnam khảo sát biển -
Nghệ An ưu tiên đầu tư 12 dự án trên địa bàn huyện Đô Lương giai đoạn 2025-2030 -
Cà Mau xây dựng nền hành chính kiến tạo và phục vụ -
Sẽ đạt mục tiêu giữ lạm phát dưới 4,5% -
Thu hút đầu tư nước ngoài chờ đột phá -
Kiên Giang xúc tiến thu hút đầu tư đối tác có công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứng -
Hoàn thành cơ bản phần xây dựng nhà ga hành khách Sân bay Long Thành trước tháng 12/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng