
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
![]() |
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm gần 2% trong ngày giao dịch 12/1. Ảnh: AFP |
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 sáng nay 12/1 nhích nhẹ 0,12% trong khi chỉ số Topix diễn biến đi ngang. Trên thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi mất 1,96%.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục sáng nay tăng điểm với chỉ số Shanghai Composite lên điểm 0,26% trong khi chỉ số Shenzhen Component tăng không đáng kể. Trên thị trường Hong Kong, chỉ số Hang Seng nhích 0,12%.
Chứng khoán Australia sáng nay cũng khá im ắng với chỉ số S&P/ASX 200 chỉ tăng khoảng 0,1%. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 0,14%.
Liên quan đến tình hình dịch Covid-19 tại châu Á, Nhà vua Malaysia hôm nay 12/1 ban bố tình trạng khẩn cấp trong nước. Động thái này được đưa ra sau khi Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin hôm qua thông báo rằng từ ngày 13/1 quốc gia này sẽ thắt chặt các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 và theo đó nhiều bang sẽ bị phong tỏa.
Trên thị trường chứng khoán Malaysia, chỉ số FTSE Bursa Malaysia KLCI sáng nay trượt 0,29%.
Chứng khoán Mỹ đêm qua đóng cửa ngập sắc đỏ sau khi các nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hạ viện đưa ra điều khoản luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump với cáo buộc ông Trump đã kích động đám đông tấn công bạo loạn tại Điện Capitol vào ngày 6/1.
Cụ thể, chỉ số bình quân công nghiệp Down Jone đêm qua giảm 89,28 điểm và đóng cửa với 31.008,69 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 trượt 0,7% xuống 3.799,61 điểm và Nasdaq Composite mất 1,3% còn 13.036,43 điểm.
Nhiều quan chức chính phủ Mỹ đã từ chức sau khi diễn ra cuộc bạo động ngày 6/1, trong khi đó Quốc hội Mỹ đã xác nhận chiến thắng bầu cử tổng thống năm 2020 của ông Joe Biden. Dự kiến ông Biden sẽ nhậm chức chính thức vào ngày 20/1.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác nhích lên mức 90,6, từ mức dưới 89,6 thiết lập tuần trước. Đồng yên Nhật Bản trượt giá và quy đổi 104,27 JPY/USD, so với mức 103 JPY/USD thiết lập trước đó; trái lại đô la Australia nhích giá và trao tay 1 AUD/0,7693 USD, so với mức 1 AUD/0,774 USD giao dịch tuần trước.
Hôm qua 11/1, Bitcoin - đồng tiền điện tử có giá trị lớn nhất hiện nay - đã giảm mạnh so với các đồng tiền kỹ thuật số khác, khiến thị trường tiền điện tử bốc hơi hơn 100 tỷ USD. Tính đến lúc 8:48 tối 11/1 (giờ miền Đông Bắc Mỹ), Bitcoin đứng ở mức 34.123,39 USD, theo số liệu của Coin Metrics.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay sụt giảm, với dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 0,16% xuống 55,57 USD/thùng, còn dầu thô giao sau của Mỹ trượt 0,11% xuống 52,19 USD/thùng.

-
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao