
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu
-
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng
Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) nhận được thông tin về việc Cục Ngoại thương Thái Lan (DFT) ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép phủ màu có xuất xứ từ Việt Nam. Thông tin đưa ra vào ngày 7/6/2023.
Đối với sản phẩm thép phủ màu (Painted Hot Dip Galvanized of Cold Rolled Steel and Painted Hot Dip Plated or Coated with Aluminium Zinc Alloys of Cold Rolled Steel - PPGI/PPGL), sau quá trình rà soát, DFT quyết định ra hạn biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm này trong thời hạn 5 năm, áp thuế chống bán phá giá ở mức từ 4,3% đến 60,26% so với giá CIF (viết tắt của Cost , Insurance ,Freight - chi phí, bảo hiểm, cước tàu) để ngăn chặn sự tiếp tục hoặc tái diễn của bán phá giá và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất tại Thái Lan.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thép phủ màu sang Thái Lan có tên Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG – sàn HoSE) và một số công ty khác như Công ty cổ phần Tôn mạ Vnsteel Thăng Long, Công ty cổ phần Maruichi Sun Steel, Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc, Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam …
Được biết, trong quá khứ, ngày 18/9/2015, Bộ Ngoại thương Thái Lan đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với hai sản phẩm thép phủ màu của Việt Nam. Và tới ngày 25/3/2017, DFT ban hành quyết định cuối cùng, quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với thép phủ màu nhập khẩu từ Việt Nam.
Lỗ 424,2 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm niên độ tài chính 2022-2023
Xét về hoạt động kinh doanh, trong nửa đầu niên độ tài chính 2022-2023 (1/10/2022 – 31/3/2023), Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 14.898,3 tỷ đồng, giảm 49,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 424,2 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 873 tỷ đồng, tức giảm 1.297,2 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 12%, về chỉ còn 7,3%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 69,2% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 2.458,8 tỷ đồng, về 1.093,7 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 15,8%, tương ứng giảm 19,8 tỷ đồng, về 105,5 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 1,2%, tương ứng giảm 2,3 tỷ đồng, về 188,6 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 42,5%, tương ứng giảm 1.045,1 tỷ đồng, về 1.411,8 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong nửa đầu niên độ 2022-2023, Hoa Sen ghi nhận lỗ 506,7 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 904,7 tỷ đồng, tức giảm 1.411,4 tỷ đồng.
Như vậy, lợi nhuận gộp tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới lỗ trong nửa đầu niên độ tài chính 2022-2023.
Được biết, trong niên độ 2022-2023, Hoa Sen đặt kế hoạch kinh doanh dựa trên hai kịch bản.
Kịch bản đầu tiên với phương án sản lượng thành phẩm 1,4 triệu tấn, Công ty lên kế hoạch doanh thu 34.000 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ và lợi nhuận dự kiến 100 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ năm trước.
Kịch bản thứ hai tích cực hơn với sản lượng thành phẩm là 1,5 triệu tấn, ước tính doanh thu là 36.000 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ và lợi nhuận dự kiến 300 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, cho dù là kịch bản nào, với việc lỗ trong 6 tháng đầu năm niên độ 2022-2023, Hoa Sen còn cách rất xa kế hoạch lãi niên độ 2022-2023.
Kế toán trưởng Hoa Sen bán cổ phiếu sau nhịp bật tăng 116% từ đáy
Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Kế toán trưởng Tập đoàn Hoa Sen vừa bán ra 30.000 cổ phiếu HSG để giảm sở hữu từ 81.422 cổ phiếu (0,01% vốn điều lệ) về 51.422 cổ phiếu (0,008% vốn điều lệ), giao dịch được thực hiện từ ngày 14/4 đến ngày 13/5.
Điểm đáng lưu ý, từ ngày 15/11/2022 đến ngày 15/5/2023, cổ phiếu HSG tăng 116% từ 7.350 đồng lên 15.900 đồng/cổ phiếu.
Thêm nữa, ngày 25/5, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa bán ra 1,75 triệu cổ phiếu HSG để giảm sở hữu từ 5,12% về còn 4,82% vốn điều lệ và chính thức không còn là cổ đông lớn tại Hoa Sen. Trong đó, quỹ Wareham Group Limited bán 1 triệu cổ phiếu; quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited bán 500.000 cổ phiếu; và Amersham Industries Limited bán 250.000 cổ phiếu.
Ở một diễn biến đáng chú ý khác, Hoa Sen thông qua kế hoạch trả cổ tức niên độ 2021-2022 với tỷ lệ 3% bằng cổ phiếu, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 3 cổ phiếu mới và thời gian chốt danh sách dự kiến trong tháng 6/2023, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Như vậy, nếu phát hành thành công, Công ty sẽ phát hành thêm 17,94 triệu cổ phiếu để nâng số lượng cổ phiếu phát hành từ 598,05 triệu cổ phiếu lên 616 triệu cổ phiếu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/6, cổ phiếu HSG tăng 200 đồng lên 16.550 đồng/cổ phiếu.

-
Cảng Đoạn Xá dừng kế hoạch chào bán 21,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Đến cuối năm 2026, Novaland mới đủ nguồn tiền để trả nợ vay và trái phiếu -
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu