
-
Tập đoàn Mê Kông (VC3) có hơn 1.580 tỷ đồng khách hàng trả trước, lãnh đạo “góp” hơn 40%
-
Quý IV/2022, lợi nhuận Cienco4 tăng đột biến chủ yếu nhờ hoạt động khác
-
Năm 2022, lãi ròng DXG giảm mạnh hơn 87%
-
Quý IV/2022, lợi nhuận PVS tăng 85,8% lên 325,6 tỷ đồng
-
Năm 2022, lợi nhuận Địa ốc Hoàng Quân tăng 334,8% chủ yếu do thoái vốn khoản đầu tư -
Năm 2022, Vinasun có lãi trở lại 185,35 tỷ đồng
Ông Bùi Văn Thuỵ vừa đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu DVG, theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch bắt đầu vào ngày 1/3 và kết thúc vào ngày 25/3/2022.
Hiện, ông Thuỵ đang nắm hơn 9,2 triệu cổ phiếu DVG, tương đương 33,03% vốn điều lệ Sơn Đại Việt. Vị lãnh đạo này đăng ký bán hàng triệu cổ phiếu sau khi thị giá DVG "lao dốc", giảm gần 50% tính từ đầu năm đến nay.
Về giao dịch cổ phiếu, từ đầu năm, hàng loạt cổ đông lớn tại Tập đoàn này đã liên tục bán cổ phiếu DVG. Cụ thể, cổ đông lớn Nguyễn Văn Báo bán 961.300 cổ phiếu và giảm tỷ lệ nắm giữ từ 5,71% xuống 2,28%. Ông Trần Đăng Liêm đã bán toàn bộ lượng cổ phiếu DVG mà ông nắm giữ, tương đương gần 1,7 triệu cổ phiếu và giảm tỷ lệ sở hữu về 0.
Thêm vào đó, bà Nguyễn Thị Nga đã bán hơn 1 triệu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn khi chỉ nắm 4,56% vốn (tương đương gần 1,3 triệu cổ phiếu).
Về cơ cấu sở hữu, ông Nguyễn Văn Ninh, Chủ tịch HĐQT Sơn Đại Việt đang sở hữu hơn 9,2 triệu cổ phiếu DVG, tương đương nắm 33,02% vốn điều lệ công ty.
![]() |
Giá cổ phiếu DVG từ đầu năm đến nay. (Nguồn: TV) |
Về hoạt động kinh doanh, từ đầu tháng 2/2022, Sơn Đại Việt giảm tỷ lệ sở hữu tại hai công ty con.
Cụ thể, từ ngày 14/2/2022, Công ty cổ phần Dầu khí Quốc tế Việt Mỹ không còn là công ty con của Sơn Đại Việt, khi Tập đoàn này đã giảm tỷ lệ sở hữu từ 84,6% xuống 42,31%.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Đại Nam cũng không còn là công ty con của Sơn Đại Việt, khi Tập đoàn này đã giảm tỷ lệ sở hữu từ 81,82% về mức 30%.
Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Tập đoàn này tăng 31% so với đầu năm, lên gần 519 tỷ đồng và nợ phải trả tăng gấp 3 lần, lên xấp xỉ 161 tỷ đồng.
Nợ phải trả đến cuối kỳ của Sơn Đại Việt tăng mạnh do khoản nợ ngắn hạn vọt lên 160,7 tỷ đồng.
Năm 2021, Tập đoàn này lãi ròng gần 15 tỷ đồng, đạt 71% kế hoạch năm.
Là doanh nghiệp được thành lập vào năm 2006, với trụ sở chính tại Hà Nội, vốn điều lệ của Sơn Đại Việt hiện là 280 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất sơn, bột bả và kinh doanh hoá chất ngành sơn; với thị trường đóng góp phần lớn doanh thu đến từ các tỉnh từ Thanh Hoá trở vào đến Đà Nẵng, Bình Định.

-
Bất động sản quý IV/2022 quá khó, PDR lỗ ròng 267 tỷ đồng -
Năm 2022, lãi ròng DXG giảm mạnh hơn 87% -
Quý IV/2022, lợi nhuận PVS tăng 85,8% lên 325,6 tỷ đồng -
Quý IV/2022, lợi nhuận Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên tăng 29,6%, lên 42,65 tỷ đồng -
Năm 2022, lợi nhuận Địa ốc Hoàng Quân tăng 334,8% chủ yếu do thoái vốn khoản đầu tư -
Năm 2022, Vinasun có lãi trở lại 185,35 tỷ đồng -
BCG: Danh mục chứng khoán không còn TPB, lãi cả năm hơn 540 tỷ đồng
-
1 10.800 doanh nghiệp thành lập mới, 43.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
-
2 Gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
-
3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành
-
4 Nhận diện thương vụ M&A điển hình thời bất động sản khát vốn
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/1
-
Vietnam Airlines Group phục vụ 2,4 triệu khách dịp cao điểm Tết Quý Mão 2023
-
Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile thông báo mời thầu
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%