-
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
Hàng dệt may dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang Canada, đạt hơn 1,09 tỷ USD, cũng là nhóm hàng tỷ USD duy nhất. |
Xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang Canada trong năm 2023 đã chịu không ít thách thức từ từ tăng trưởng yếu và lạm phát tăng cao,người dân thắt chặt chi tiêu. Đó là lý do kết thúc năm, xuất khẩu sang thị trường này chỉ mang về 5,6 tỷ USD, giảm 11,2% so với năm trước.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Canada trong tháng 12/2023 đạt 470,9 triệu USD, tăng 8,5% so với tháng trước. Tính chung năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD, giảm 11,2%, tương đương với mức giảm gần 700 triệu USD so với năm 2022.
Trong năm 2023, mặt hàng dệt may dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu, đạt hơn 1,09 tỷ USD, giảm 17,1%, chiếm 19,5% tỷ trọng. Tiếp đến là nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 900,3 triệu USD, chiếm 16% tỷ trọng. Tiếp đến là nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 530,8 triệu USD, chiếm 9,4% tỷ trọng.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trong năm 2023 so với cùng kỳ năm trước: Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 46,5%; hạt điều tăng 12,5%; hàng rau quả tăng 33,3%; máy ảnh máy quay phim và linh kiện tăng 23,9%.
Canada được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và cũng là "cửa ngõ" tiếp cận thị trường Bắc Mỹ.
Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ 1/2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng gần 60%, từ mức 3,8 tỷ USD năm 2018 lên trên 6,3 tỷ USD vào cuối năm 2022. Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Canada vẫn giữ mức thặng dư cao nghiêng về Việt Nam, đạt 5,6 tỷ USD.
Việt Nam được đánh giá là nước khai thác tốt nhất Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để tăng tốc hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Canada. Việt Nam được đánh giá là nước khai thác tốt nhất Hiệp định CPTPP để tăng tốc hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Canada.
Hiện Việt Nam đang là đối tác thương mại hàng đầu của Canada trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Canada trong nhóm 40 quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Sự phát triển ngày càng sâu rộng và hiệu quả của quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada, nhất là trong năm 2023 khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động quan trọng.
Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang thị trường Canada là rất lớn. Tuy nhiên, điểm hạn chế doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều thông tin về thị trường, thị hiếu tiêu dùng cũng như các chính sách ưu đãi xuất khẩu và các biện pháp phòng vệ thương mại của Canada.
Do đó, thời gian tới các cơ quan xúc tiến thương mại tiếp tục cập nhật thông tin và nghiên cứu về thị trường Canada, các chính sách, cơ hội đầu tư kinh doanh và thông tin kinh tế. Từ đó thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp Việt Nam.
-
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít -
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024 -
Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up