Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 26 tháng 11 năm 2024,
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền chảy mạnh vào các quỹ đầu tư
 
Nhiều quỹ hoán đổi danh mục (ETF) đang thu hút vốn ngoại trở lại, sắp tới có thể thu hút thêm cả trăm triệu USD vốn đầu tư.

Chia sẻ với phóng viên, một nguồn tin cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam sắp đón nhận thêm dòng vốn mới từ Đài Loan, thông qua quỹ mở China Trust Vietnam Opportunity Fund (CTVOF), danh mục sẽ tập trung vào chứng chỉ ETF dựa trên chỉ số VN Diamond. Quy mô Quỹ CTVOF khoảng 100 triệu USD. Đơn vị tư vấn cho Quỹ là Dragon Capital.

Trao đổi với Dragon Capital, công ty này xác nhận đang phối hợp làm việc chung với đối tác ngoại, nhưng chưa thể công bố thông tin chi tiết ở thời điểm này, do các khâu vẫn đang trong tiến trình thống nhất và thực hiện.

Theo đánh giá của CTVOF, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước kỷ nguyên vàng; là thị trường đứng thứ hai trong rổ MSCI Border Index.

Dự kiến, với chính sách mở cửa thị trường, nới lỏng “room” ngoại, thị trường Việt Nam sẽ sớm được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi.

Bên cạnh thông tin tích cực này, thị trường cũng đang dõi theo động thái của một quỹ ngoại khác, với quy mô giải ngân khoảng 50 triệu USD, đầu tư vào các cổ phiếu hàng đầu, nhiều tiềm năng.

Hoạt động của các quỹ ETF nội cũng cho thấy điểm sáng trong việc thu hút vốn ngoại. Tính đến tuần đầu tháng 8, FUEVFVND ETF và FUESSVFL tăng thêm lần lượt 71 triệu USD và 22 triệu USD so với đầu năm.

hứng khoán Rồng Việt đánh giá, dòng tiền vào hai quỹ ETF này chậm lại trong những tuần gần đây, nhưng vẫn có thể tiếp tục hút tiền do ETF giải quyết một phần bài toán giới hạn sở hữu nước ngoài.

Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM có thêm một quỹ ETF nội được niêm yết, đó là Quỹ ETF SSIAM VN30, mã chứng khoán FUESSV30, khối lượng 5,6 triệu đơn vị, tương ứng vốn thực góp 56 tỷ đồng.

Với việc huy động được 56 tỷ đồng trong giai đoạn chào bán ra công chúng, SSIAM đánh giá cao tiềm năng huy động vốn trong tương lai sau khi quỹ được niêm yết, đặc biệt từ thị trường nước ngoài.

Thị trường cũng kỳ vọng dòng tiền từ Quỹ MSCI Frontier và các quỹ liên quan. Thực tế, dòng tiền trong những tháng đầu năm bị gián đoạn do thị trường Kuwait chưa được đưa vào chỉ số MSCI Emerging Market Index như dự kiến trong tháng 5/2020, mà bị hoãn lại sang tháng 11/2020.

Do đó, Quỹ I-share MSCI Frontier Market 100 ETF mô phỏng chỉ số MSCI Frontier Market 100 Index có khả năng sẽ rót hơn 60 triệu USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam, dựa trên đánh giá lại của MSCI.

Ngoài ra, MSCI Frontier Market Index có thể tăng tỷ trọng của chứng khoán Việt Nam từ khoảng 12% hiện nay lên 25%.

Theo Chứng khoán Rồng Việt, dù không ghi nhận bất kỳ quỹ nào mô phỏng MSCI Frontier Market Index, nhưng Công ty vẫn nhận thấy một số quỹ so sánh theo chỉ số này và có diễn biến khá sát với quỹ chỉ số.

Nhiều ý kiến cho rằng, động thái bán ròng mạnh mẽ của khối ngoại trong tháng 3 - 4/2020 sẽ không lặp lại, kể cả trường hợp dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát tại Việt Nam. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bán tháo diễn ra ở Việt Nam và các thị trường khác trong đợt dịch bệnh thứ nhất trên toàn cầu là do e ngại về thanh khoản.

Dịch bệnh sẽ không gây ra đợt bán ròng thứ hai nhờ sự hỗ trợ thanh khoản mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác.

Bloomberg gần đây ghi nhận sự quay trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua ETF tại một số thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Vaneck ETF và FTSE Vietnam ETF đã thu hút lần lượt 11 triệu USD và 6 triệu USD trong tháng 7 so với việc bị rút ra 26 triệu USD và 19 triệu USD trong tháng 3.

Tuy nhiên, theo giám đốc môi giới của một công ty chứng khoán, giai đoạn hiện nay, các quỹ đầu tư không dễ huy động được thêm vốn, nhiều hoạt động của quỹ là đảo danh mục, chứ không hẳn là dòng tiền mới chảy vào thị trường.

Bởi lẽ, tâm lý phòng thủ của nhà đầu tư gia tăng, nên hoạt động huy động vốn khó khăn, trong khi các quỹ phải cạnh tranh thêm với kênh trái phiếu.

Theo Bộ Tài chính, các nhà đầu tư cá nhân đã tham gia tích cực vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, với tỷ lệ sở hữu 27% tổng số trái phiếu doanh nghiệp lưu hành trong 6 tháng đầu năm 2020, tăng mạnh so với mức 9% năm 2019.

Thị trường chứng khoán: Cổ phiếu phân hóa rõ nét hơn
Trong bối cảnh chỉ số có xu hướng đi ngang, không ít cổ phiếu tăng giá trần trong phiên giao dịch giữa tuần cho thấy, thị trường thể hiện xu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư