-
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Mấu chốt là hệ thống KRX -
Chứng khoán Việt Nam 2025: Kỳ vọng đột phá từ những đổi mới -
Góc nhìn TTCK tuần 6-10/1: Kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm, vẫn còn áp lực tỷ giá -
Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế -
Dừng miễn thuế hàng hoá nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh từ ngày 18/2/2025 -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm
Ảnh Shutterstock |
Xuất hiện những nhận định cho rằng, cần phải có những cú huých như giải quyết “nút thắt” giới hạn sở hữu nước ngoài (room ngoại), nâng hạng thị trường hay quỹ chỉ số mới ra đời thì làn sóng vốn ngoại mới đổ mạnh vào thị trường Việt Nam.
Trong khi các vấn đề lớn này cần nhiều thời gian để giải quyết, thì vẫn còn tồn tại những vấn đề kỹ thuật mà nếu giải quyết được sớm sẽ góp phần quan trọng vào việc khơi thông dòng vốn ngoại.
Theo ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, điều phân vân với các tổ chức đầu tư hiện nay là không được giao dịch ký quỹ (margin) do những lo ngại về rủi ro thanh toán bù trừ.
Ðã có ý kiến cho rằng, Việt Nam nên thành lập một ngân hàng sở hữu nhà nước để thực hiện thanh toán bù trừ toàn thị trường thay cho các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh hiện nay.
Tuy nhiên, giải pháp này khó khả thi trong ngắn hạn nên đây vẫn sẽ là bất lợi với nhà đầu tư tổ chức khi giao dịch tại thị trường Việt Nam so với các thị trường khác.
Nếu thực hiện một giao dịch, nhà đầu tư tổ chức phải chuyển tiền hết một lần, sau đó chờ đợi nhiều ngày, có thể là vài chục ngày mới khớp lệnh được hết số lượng cổ phiếu cần mua.
Ðể tránh rủi ro chờ đợi, nhà đầu tư thường hợp đồng với công ty chứng khoán hoặc bên thứ ba để mua trước lượng cổ phiếu cần thiết, sau đó chuyển tiền để thực hiện giao dịch thỏa thuận trong thời gian ngắn ít rủi ro hơn.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế và việc không được margin hạn chế nhà đầu tư ngoại giao dịch thường xuyên trên thị trường.
Theo thống kê, giao dịch của các nhà đầu tư tổ chức ở Việt Nam mới chiếm tỷ lệ khoảng 7% giá trị thị trường của cả ba sàn chứng khoán, quá ít ỏi so với tỷ lệ 60% phổ biến ở các thị trường khác.
Phát triển và phát huy vai trò của các tổ chức đầu tư là giải pháp được các quỹ đầu tư lớn kiến nghị từ lâu, nhưng dường như nhiều năm qua không có bước tiến nào rõ ràng về cơ chế, chính sách.
Ðiều đó phản ánh trên thực tế hoạt động của các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư lâu năm không có nhiều nổi bật, ngoại trừ hai quỹ ngoại lớn nhất và Dragon và VinaCapital phát triển đều hàng năm và Công ty Quản lý quỹ Việt Nam (VFM) thu hút thêm vốn vào quỹ ETF. Chủ yếu các quỹ đang... chờ đợi thời cơ.
Ở thị trường trong nước, các nhà đầu tư cá nhân vẫn có xu hướng tự đầu tư mua bán cổ phiếu nhiều hơn là bỏ tiền vào các quỹ.
Xu thế nổi lên các cổ phiếu dạng bơm xả, các doanh nghiệp “nấu cháo rìu”, đưa doanh nghiệp lên sàn thổi phồng lợi nhuận để thoái vốn cho thấy sự dễ dãi, tâm lý bầy đàn, ham kiếm lợi nhuận nhanh của một bộ phận nhà đầu tư cá nhân trong nước, cộng với sự thiếu kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý là môi trường thuận lợi cho các hoạt động này.
Nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng đầu tư thông qua các công ty quản lý quỹ. Vì thế, nếu gỡ bỏ được các rào cản kỹ thuật cho các tổ chức đầu tư, thì có thể kỳ vọng các tổ chức đầu tư có thể giao dịch linh hoạt hơn hiệu quả hơn, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về mức phí về hiệu quả ở các thị trường hiện nay, từ đó giúp các quỹ có thể huy động nhiều hơn nguồn vốn từ thị trường nước ngoài dành cho Việt Nam. Tiếc thay, thực tế, vẫn còn nhiều rào cản cho nhà đầu tư ngoại!.
-
Dừng miễn thuế hàng hoá nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh từ ngày 18/2/2025 -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm -
Khánh Hòa nêu lý do đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương gặp khó -
Chứng khoán Việt Nam 2025: Nhiều yếu tố hỗ trợ khối ngoại trở lại thị trường -
Chờ cú huých trên thị trường IPO -
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số