
-
Dòng vốn ngoại quay lại: Động lực mạnh mẽ thúc đẩy VN-Index lập kỷ lục mới
-
Chứng khoán Việt Nam vươn mình sau 25 năm: Nâng hạng và huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp
-
[Longform] Thị trường chứng khoán Việt Nam 25 năm: Vững vàng bước vào kỷ nguyên mới
-
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 7/2025: Ưu tiên nhóm cổ phiếu có vị thế dẫn đầu
-
Cổ phiếu Nam A Bank lập đỉnh, vốn hóa ghi nhận mốc tỷ USD -
Kịch bản VN-Index năm 2025 đạt 1.800 điểm không hề bất khả thi
Ngày 28/7/2025 đánh dấu cột mốc thị trường chứng khoán Việt Nam tròn 25 năm chính thức vận hành. Nhân dịp đặc biệt này, Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn có cuộc trao đổi với ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao, Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam về chặng đường đã đi qua và những kỳ vọng ở chặng đường phát triển mới.
CHỈ SỐ VN-INDEX SẼ CÒN TIẾN XA HƠN
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 25 năm vận hành với nhiều sự thay đổi lớn. Đâu là ký ức đáng nhớ nhất của ông kể từ khi tham gia thị trường chứng khoán đến nay?
Nhớ lại, tôi bước chân vào thị trường chứng khoán từ năm 2006, lúc Việt Nam vừa ký xong Nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tính đến nay đã gần 20 năm gắn bó với thị trường. Ngay sau đó, thị trường bùng nổ dữ dội năm 2007 và rơi vào thời kỳ suy thoái quý I/2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tôi vẫn chưa quên những cảm xúc của giai đoạn đó khi mỗi ngày, cứ mở mắt ra là thị trường trắng bên mua, chỉ có mỗi bên bán. Sau này, dù thị trường có giảm rất mạnh thì có mã còn giữ giá tham chiếu hoặc tăng giá, hiện tượng trắng bên mua thường chỉ xảy ra cuối phiên và vẫn có dòng tiền mua vào. Thế nhưng, thời điểm đó, tất cả các mã cổ phiếu đều giảm sàn và bị bán tháo.
Sự sụt giảm mạnh đến mức cơ quan quản lý lúc đó đã phải khẩn cấp điều chỉnh biên độ dao động từ từ 5% xuống 1% trên HSX và từ 10% xuống 2% trên HNX để giảm thiểu những rủi ro và tổn thất cho nhà đầu tư. Thị trường lúc đó đang từ mức điểm cao nhất của năm 2007 (trên 1.100 điểm) rơi thẳng xuống dưới ngưỡng 600 điểm mà gần như không có lực đỡ.
25 năm qua, dù thị trường đã biến động nhiều qua các sự kiện, chỉ số có khi tăng cao rồi lại giảm sâu, nhưng giai đoạn đó vẫn là kỷ niệm khó quên nhất về bước thăng trầm trên thị trường chứng khoán.
Từ đó đến nay, quy mô vốn hoá thị trường chứng khoán đã tăng trưởng rất nhiều.
Thời điểm ban đầu đó, thị trường giao dịch chỉ vài chục, vài trăm tỷ đồng một ngày, thì đến nay đã thường xuyên vượt hơn 30.000 tỷ đồng/phiên. Số lượng cổ phiếu tham gia thị trường cũng đã tăng rất nhanh, mới ban đầu chỉ có vài ba cổ phiếu thì nay đã có hơn 1.500 mã trên cả 3 thị trường giao dịch (HoSE, HNX và UPCoM).
Lúc đó, thị trường cũng chưa có những sản phẩm mới như thị trường phái sinh, chứng quyền, chỉ số VN30 hay cho vay ký quỹ - những khái niệm đã phổ biến thời hiện tại. Những điều này cho thấy sự thay đổi lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam dù thời gian vận hành chưa quá dài.
Về mặt quản lý cũng đã có nhiều sự thay đổi. Cụ thể, các cơ quan trực tiếp điều hành là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã có nhiều sự điều chỉnh để hỗ trợ thị trường tốt hơn. Các nghị định, thông tư mới và các chỉ đạo từ Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã giúp thị trường ngày càng minh bạch hơn thông qua việc kiểm tra, giám sát và xử lý rất nhiều nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức có sai phạm, giúp thị trường chứng khoán lành mạnh hơn, từ đó thu hút thêm nhiều sự quan tâm của các dòng tiền mới. Điều này thể hiện ở việc số lượng tài khoản chứng khoán liên tục tăng, từ con số vài nghìn tài khoản ban đầu đến nay lên đến hơn 10 triệu tài khoản giao dịch.
Một dấu ấn rõ nét gần đây là hệ thống công nghệ thông tin mới KRX được vận hành, thay thế hoàn toàn hệ thống giao dịch cũ từ Thái Lan giai đoạn đầu. Thị trường chứng khoán đã tăng trưởng mạnh khiến khiến hệ thống giao dịch cũ bộc lộ nhiều trở ngại nhất định. Sau khi KRX đi vào hoạt động, bên cạnh việc đáp ứng được khối lượng, quy mô giao dịch…, thì các sản phẩm mới cũng sẽ được phát triển.
Cơ chế thanh toán cũng đang từng bước cải tiến. Trước đây, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (hiện là Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam - VSDC) đã thay đổi cơ chế thanh toán, giảm từ T+3 xuống T+2. Nếu tới đây, quy trình thanh toán T0 được áp dụng chắc chắn sẽ thay đổi thị trường rất lớn, trở thành yếu tố bứt phá hơn so với hiện tại.
Sau chặng đường 25 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng. Ông nhận định thế nào về triển vọng thị trường trong thời gian tới?
Phải nói rõ một điều, thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường vốn và đó là “hàn thử biểu” của nền kinh tế Việt Nam thông qua sức mạnh của các doanh nghiệp đang niêm yết trên các sở giao dịch. Nếu so về thời gian, con số 25 năm với các thị trường đã phát triển hơn cả trăm năm thì thị trường Việt Nam vẫn còn non trẻ. Nhưng xét về tốc độ phát triển và sức lan toả, chứng khoán Việt Nam đang có những bước đi rất đáng ghi nhận.
Thành quả này phán ánh niềm tin của nhà đầu tư vào các chủ trương, đường lối, chính sách điều hành đất nước từ các lãnh đạo trung ương đến địa phương. Nhờ đó, không chỉ nhà đầu tư trong nước, mà nhà đầu tư nước ngoài cũng đang đẩy mạnh giải ngân vào cổ phiếu Việt Nam. Họ kỳ vọng vào sự tăng trưởng của các doanh nghiệp và tin rằng biên lợi nhuận sẽ ngày càng hấp dẫn hơn trong thời gian tới.
Có thể nói, thị trường chứng khoán Việt Nam đang tạo những dấu ấn lớn, thể hiện sức mạnh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong những phiên giao dịch gần, thị trường bắt đầu cho thấy sự phân hoá. Dòng tiền đã lan toả đến những cổ phiếu Mid-cap và Small-cap nhiều hơn so với việc chỉ tập trung vào một số cổ phiếu dẫn dắt trước đây. Độ rộng thị trường đang được mở rộng rõ rệt.
Nhìn về cuối năm, nếu không xảy ra những biến động địa chính trị lớn trên thế giới, tôi tin rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam chắc chắn sẽ còn bùng nổ khi ngưỡng cửa nâng hạng đã ở ngay phía trước. Sự kiện này sẽ tạo nên một sức hút lớn đối với tất cả nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đồng thời, thị trường còn được hỗ trợ từ các quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy mạnh đầu tư công, kiểm soát tỷ giá từ phía Ngân hàng Nhà nước, duy trì mặt bằng lãi suất ổn định tương đối thấp hiện nay và kết quả kinh doanh tích cực của các doanh nghiệp. Với những yếu tố này, chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục “thăng hoa” và chỉ số VN-Index sẽ còn tiến xa hơn nữa.
![]() |
Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao, Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam. |
KỲ VỌNG THÊM LỰC ĐẨY TỪ CHÍNH SÁCH
Xét về quá trình cải cách chính sách, ông đánh giá thế nào về vai trò của cơ quan quản lý trong việc giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng?
Tôi đánh giá rất cao sự nỗ lực của các cơ quan quản lý đã điều hành thị trường trong suốt 25 năm vừa qua. Từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ luôn sát sao thị trường chứng khoán, thị trường vốn, thị trường tiền tệ; các chính sách mà Bộ Tài chính đưa ra cho đến sự vận hành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký đều nỗ lực tạo dựng và thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển ngày càng lớn mạnh, lành mạnh, minh bạch và an toàn hơn rất nhiều.
Các loại hình sản phẩm trên thị trường cũng tăng trưởng hơn, thu hút thêm các nhà đầu tư tham gia. Đặc biệt, các chỉ đạo để đưa thị trường chứng khoán Việt Nam tiến gần đến nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi là một bước tiến lớn. Nếu không có gì thay đổi, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đón tin vui trong tháng 9 tới đây. Trước tiên là sự ghi nhận từ FTSE Russell, sau đó, chúng ta sẽ tiếp tục cố gắng để đáp ứng được tiêu chí nâng hạng của MSCI và mục tiêu có thể đạt được trong năm sau. Đây đều là những nỗ lực lớn của phía cơ quan quản lý thị trường chứng khoán mà các thành viên thị trường cần ghi nhận.
Một phần không thể thiếu nữa đến từ các chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Mặc dù các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước thiên về thị trường tiền tệ, nhưng rõ ràng, về mặt duy trì mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá, điều tiết nguồn cung trên thị trường tiền tệ cũng là điều kiện cần cho thị trường chứng khoán ổn định và tăng trưởng. Đây là hai thị trường có sự tham chiếu và tác động lẫn nhau.
Gần đây, có nhiều bàn luận trái chiều về đề xuất chính sách thuế thu nhập cá nhân với nhà đầu tư chứng khoán, tuy nhiên, tôi cho rằng, đây là một chỉ đạo đúng và hợp lý.
Trên thực tế, mức đóng thuế trước đây 0,1% trên tất cả giao dịch bán ra được áp dụng rất đơn giản, dễ thao tác, dễ áp dụng, nhưng lại đi sai bản chất thật của đóng thuế, đó là có lãi mới phải chịu thuế. Do đó, hiện tại, khi điều chỉnh lại đánh thuế trên thu nhập có lãi sẽ là một điều chỉnh đúng. Cơ chế này hoàn toàn chính xác, chuẩn mực và theo đúng thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, khi áp dụng ở Việt Nam, cũng có một số yếu tố khó khăn và cần hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan nhà nước. Ví dụ, ở nước ngoài, có những cá nhân có chứng chỉ nghiệp vụ kế toán sẽ thay mặt nhà đầu tư, cá nhân thực hiện các thủ tục thuế với cơ quan quản lý thuế. Thủ tục thuế cần các chứng từ vừa hợp lý, vừa hợp lệ. Các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân thường không am hiểu các nghiệp vụ kế toán, thuế nên sẽ cần đến các quy định, hướng dẫn chi tiết hơn. Đồng thời, công thức tính cũng cần được thống nhất và xem xét dựa trên tổng thể các trường hợp trong giao dịch chứng khoán, như bình quân giá, chia cổ tức bằng cổ phiếu hay chi phí giao dịch ký quỹ (margin)…
Còn hạn chế, điểm nghẽn nào của thị trường mà ông muốn đóng góp để có thể cải thiện giúp thị trường thông thoáng hơn đối với cả nhà đầu tư trong và ngoài nước?
Không chỉ tôi mà chắc chắn các nhà đầu tư đều mong chờ sự thúc đẩy quyết liệt hơn nữa để thị trường chứng khoán Việt Nam đạt được các điều kiện nâng hạng của MSCI. Với FTSE, khả năng nâng hạng sắp tới rất lớn, nhưng bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang thiếu một số tiêu chí theo quy định của MSCI.
Hiện có rất nhiều quỹ đầu tư lớn trên thế giới tham chiếu theo MSCI, nên khi đạt được yêu cầu của bộ tiêu chí này, chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút được hầu hết các quỹ đầu tư lớn, các định chế tài chính lớn. Do đó, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn nữa.
Việc rút ngắn thời gian thanh toán cũng là một yếu tố cần cải thiện để tiệm cận hơn với các thị trường giao dịch lớn trên thế giới đã áp dụng T0.
Một mong muốn khác là quyết tâm, chỉ đạo để gia tăng thêm hàng hoá có chất lượng cho thị trường, thu hút thêm nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta cũng thấy nhiều tập đoàn lớn vẫn đang giao dịch ở UPCoM hoặc chưa niêm yết, lượng hàng hoá vẫn chưa phong phú và đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại lớn. Room ngoại cũng là một hạn chế, nhiều doanh nghiệp niêm yết tốt gần như đã cạn room ngoại, còn những doanh nghiệp tốt, hấp dẫn khác lại chưa được niêm yết.
Khi bước lên một sân chơi lớn hơn là thị trường mới nổi, chứng khoán Việt Nam cũng sẽ bước lên một tầm cao mới hơn hẳn thị trường cận biên. Nên yêu cầu về việc có những sản phẩm mới để thu hút những nhà đầu tư “dữ dội” hơn là rất cấp thiết. Ngoài việc đẩy mạnh niêm yết trên sở giao dịch, các cơ quan nhà nước cũng có thể cân nhắc thêm việc mở rộng thêm các sản phẩm như bán khống, quyền chọn mua, quyền chọn bán đến với các cổ phiếu… để nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn.
Một thị trường có nhiều sản phẩm, có nhiều lựa chọn chắc chắn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn bởi tính đa dạng và linh hoạt.

-
Dòng vốn ngoại quay lại: Động lực mạnh mẽ thúc đẩy VN-Index lập kỷ lục mới
-
Chứng khoán Việt Nam vươn mình sau 25 năm: Nâng hạng và huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp
-
[Longform] Thị trường chứng khoán Việt Nam 25 năm: Vững vàng bước vào kỷ nguyên mới
-
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 7/2025: Ưu tiên nhóm cổ phiếu có vị thế dẫn đầu
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ còn bùng nổ, tạo nên sức hút lớn đối với nhà đầu tư -
VN-Index vượt đỉnh lịch sử, trụ cột nào góp sức? -
Cổ phiếu Nam A Bank lập đỉnh, vốn hóa ghi nhận mốc tỷ USD -
Kịch bản VN-Index năm 2025 đạt 1.800 điểm không hề bất khả thi -
Tăng cường phối hợp xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán -
Phân hóa triển vọng doanh nghiệp hóa chất niêm yết trên sàn -
Quỹ đầu tư kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín