
-
VN-Index vững mốc 1.500 điểm, dòng tiền sôi động kéo thanh khoản vượt 42.000 tỷ đồng
-
Nỗ lực nâng tầm thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Hiến kế đưa thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn quan trọng hàng đầu
-
HUD muốn thoái vốn khỏi công ty con đang thua lỗ
-
Chứng khoán Nhất Việt (VFS) đem hơn một nửa tài sản đi gửi ngân hàng -
Chứng chỉ lưu ký - Cơ hội mới cho nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam
![]() |
Ảnh minh hoạ: Dũng Minh |
Cho đến nay, nhà đầu tư đã chứng kiến 24 phiên tăng giá sau Ngày bùng nổ theo đà theo lý thuyết của William J. O'Neil (VN-Index chính thức xác nhận có “Ngày bùng nổ theo đà” vào 6/4/2020 - là ngày giao dịch có sự bùng nổ, lan tỏa cho toàn thị trường). Những nhà đầu tư nào đã tham gia và nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn vừa qua, đa phần đều có mức lãi tốt trong tài khoản.
Dù vậy, để sự hưng phấn choán chỗ cho sự thận trọng trong đầu tư là điều nguy hiểm, theo các "sói già" trong đầu tư chứng khoán.
Trong suốt 1 tháng qua, sự tăng giá của VN-Index đến từ nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước và dòng tiền của việc đăng ký mua lại cổ phiếu quỹ của các doanh nghiệp, chứ không phải là nhà đầu tư nước ngoài hay tự doanh các công ty chứng khoán. Còn bây giờ, trật tự đó đã thay đổi.
Phiên tăng mạnh cuối tuần trước, ngày 8/5, phần nào cho thấy xu hướng của dòng tiền. Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân đã có phiên bán ròng mạnh nhất trong thời điểm từ tháng 3 đến nay, với giá trị bán ròng là 1.457 tỷ đồng.
Trong tháng 3 và tháng 4, nhà đầu tư cá nhân mua ròng và hấp thụ phần bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài, tự doanh và tổ chức trong nước ở vùng giá khi VN-Index xuống dưới 800 điểm từ ngày 12/3/2020. Giờ là giai đoạn chốt lời của họ.
Trái ngược lại, phần lớn dòng tiền mua vào trong phiên 8/5 đến từ khối tự doanh và nhà đầu tư nước ngoài, khi họ mua ròng lần lượt là 1.083 tỷ đồng và 72,8 tỷ đồng.

Có thể thấy rằng, lượng lớn giao dịch là sự đối ứng giữa nhà đầu tư cá nhân trong nước và nhà đầu tư tổ chức trong nước.
Thông thường, khi so sánh sức mạnh của dòng tiền, nhà đầu tư tổ chức được đánh giá mạnh hơn, an tâm và tạo độ tin cậy hơn so với nhà đầu tư cá nhân dựa trên nhiều yếu tố.
Nhưng lần này, theo các chuyên gia của The S.U.N Invesment System, động thái mua ròng của nhà đầu tư tổ chức cần được lưu ý một cách cẩn trọng.
Cụ thể, khối tự doanh các công ty chứng khoán (một trong những nhà đầu tư tổ chức) là nhóm mua ròng mạnh nhất, nhưng hoạt động tự doanh hiện nay được thực hiện chủ yếu nhằm phục vụ các nghiệp vụ kỹ thuật cho các sản phẩm phái sinh và sự vận hành các quỹ chỉ số có liên quan, thay vì các hoạt động mục đích lợi nhuận đơn thuần như các năm trước đây.
Việc thay đổi một cách đột ngột, từ bán ròng sang mua ròng một lượng lớn như thế, lại ở mức giá cao hơn hẳn, gợi nên những thắc mắc.
Trong khi đó, khối ngoại mới mua ròng nhẹ trở lại 2 phiên gần đây với giá trị hơn 110 tỷ đồng (phiên đầu tuần họ vẫn bán ròng giá trị 400 tỷ đồng). Động thái này chưa đủ lớn để khẳng định khối ngoại chuyển sang trạng thái tích cực sau giai đoạn bán ròng mạnh trong 3 tháng qua.
Sự đối ứng dòng tiền trên TTCK hiện nay đến từ nhóm nhà đầu tư tổ chức trong nước, liệu dòng tiền này có giúp cho VN-Index tiếp tục tăng bền vững?
Động thái bán ròng mạnh của nhà đầu tư cá nhân, một trong những nhân tố chính nâng đỡ chỉ số trong suốt 2 tháng qua là một chỉ báo để các nhà đầu tư lưu ý.
Hiện nay, Việt Nam dừng cách ly xã hội… có lẽ chúng ta đang ở khu vực niềm tin, cảm xúc, hưng phấn. Ai cũng nhìn thấy cơ hội và tự tin lúc này.
Một phần động lực tăng giá của VN-Index trong thời gian tới còn nằm ở triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện tại, đã có hơn 700 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý I/2020, nhiều doanh nghiệp cho những kết quả khá tích cực.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sự tích cực trong quý I/2020 chưa phản ánh hết những hậu quả mà dịch bệnh mang lại trong thời gian tới. Chính vì vậy, trong các quý còn lại của năm 2020, chắc chắn sẽ còn những thay đổi. Đây cũng là điểm các nhà đầu tư cần lưu ý.

-
Bộ Tài chính xây dựng phương án giảm tiền sử dụng đất cho người dân -
HUD muốn thoái vốn khỏi công ty con đang thua lỗ -
Chứng khoán Nhất Việt (VFS) đem hơn một nửa tài sản đi gửi ngân hàng -
Chứng chỉ lưu ký - Cơ hội mới cho nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam -
VN-Index tiếp tục chịu áp lực lớn khi tiếp cận mốc 1.500 điểm, VIC giảm mạnh cuối giờ -
Chuyển giao thế hệ lãnh đạo: SSI bổ nhiệm tân CEO 8x -
Góc nhìn TTCK tuần 21 - 25/7: VN-Index tiếp tục hướng đến vùng giá 1.500 điểm - 1.537 điểm
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân