-
Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp năm 2024” lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng -
Nuôi dưỡng khát vọng khởi nghiệp sáng tạo ngay trên ghế nhà trường -
Vietnam Airlines tổ chức xúc tiến du lịch Việt Nam - châu Âu tại TP. Munich -
PC1 thực hiện tổng thầu nhà máy điện gió tại Philippines -
Tân Ý và VDBC hợp tác phát triển thương mại robot cạo mủ cao su -
WB: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng nhanh hơn các thị trường khác
Thị trường nước chấm tại Việt Nam hiện có quy mô khoảng 33.500 tỷ đồng. |
Miếng bánh béo bở
Tuần qua, thông tin Tập đoàn KIDO có động thái sắp nhảy vào làm sản phẩm nước chấm được giới truyền thông xới lên. KIDO thành lập Công ty cổ phần Thực phẩm và Gia vị TA với ngành nghề chính là chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản (cụ thể là chế biến và bảo quản nước mắm). Công ty có kế hoạch phát triển ngành hàng nước chấm để trở thành một trong 4 mảng kinh doanh chiến lược trong thời gian tới.
Công ty mới có vốn điều lệ dự kiến là 200 tỷ đồng, trong đó KIDO - công ty mẹ nắm giữ 98% cổ phần. Chủ tịch KIDO Trần Kim Thành sẽ là người đại diện quản lý phần vốn góp tại công ty con này.
Thông tin KIDO gia nhập thị trường nước chấm đã được tuyên bố cách đây hàng thập kỷ. Khi đó, Kinh Đô (tên công ty cũ của KIDO) chưa bán mảng bánh kẹo cho Tập đoàn Mondelçz International.
Năm 2013, Kinh Đô chia sẻ về chiến lược sẽ tập trung vào ngành hàng thiết yếu, như thực phẩm và gia vị. Bởi ngành hàng này vừa có độ phủ lớn vừa có tần suất sử dụng cao. Ngoài ra, trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh (FMCG), thực phẩm gia vị chiếm tỷ trọng 26%, trong đó sản phẩm đóng gói chiếm 24%, chỉ còn 2% cho lĩnh vực bánh kẹo. Do vậy, doanh nghiệp cho rằng, độ lớn của ngành thực phẩm gia vị sẽ gấp 12 lần bánh kẹo lúc đó.
- Theo một báo cáo của Euromonitor, ngành hàng gia vị có quy mô thị trường khoảng 33.500 tỷ đồng, với 64% đóng góp từ phân khúc nước chấm. Trong đó, nước mắm chiếm tỷ trọng lớn nhất, với tổng quy mô đạt 15.000 tỷ đồng; tiếp sau là nước tương với quy mô 2.800 tỷ đồng và tương ớt 2.600 tỷ đồng…
Vào tháng 5/2013, Kinh Đô liên doanh với Công ty TNHH Saigon Ve Wong xây nhà máy sản xuất mì ăn liền, gia vị, cháo, nui, phở, nước chấm... tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. Kinh Đô sở hữu 49% và Saigon Ve Wong chiếm 51% cổ phần.
Theo giới chuyên môn trong ngành hàng gia vị, không biết giờ có phải thời điểm chín muồi để KIDO thực hiện việc này hay không, nhưng rõ ràng, các tên tuổi lớn không bao giờ bỏ qua các cơ hội kinh doanh, không bao giờ bỏ qua miếng bánh thị trường được cho là béo bở, bởi họ có thể dễ dàng thâm nhập do đã có sẵn hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với chuyên ngành đã kinh doanh. Đặc biệt, KIDO lại có kinh nghiệm triển khai sản phẩm ra thị trường và tiềm lực tài chính khá mạnh.
Với thị trường trong nước gần 100 triệu dân, ngày nào, các gia đình người Việt đều ăn và sử dụng nước mắm để chế biến các món ăn, thì thị trường nước mắm và nước chấm là không thể bỏ qua, nhất là với các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, đây sẽ là cuộc chơi hao tiền tốn của với bất kỳ tên tuổi nào.
“Thị trường mỳ, cà phê, nước mắm rất khó vào, với nhiều đối thủ lớn và rất lớn. Ngay như Knorr, Maggi cũng đã đầu tư nhà máy rồi phải rời bỏ dòng sản phẩm này. Có vẻ, thị trường tương đối bão hòa, khi người tiêu dùng trẻ dịch chuyển qua dùng các loại gia vị khác, như các loại gia vị hoàn chỉnh, tiện lợi như sốt tổng hợp”, đại diện một doanh nghiệp sản xuất gia vị cho hay.
Hiện có nhiều thương hiệu nước mắm, nước chấm của nhiều tập đoàn lớn đã tham gia thị trường. Mạnh mẽ và lớn nhất là các loại nước mắm - nước chấm của Tập đoàn Masan, chiếm tới 60-70% thị phần.
Ngoài ra, còn có sự góp mặt tham gia của nước mắm - chấm Maggi của Nestlé, nước chấm Ông Tây - Micoem của Công ty cổ phần Công nghệ thực phẩm Châu Á, nước mắm Knnor của Uniliver, nước mắm Đệ Nhất của Acecook, nước mắm Kabin & Thái Long của Công ty cổ phần Thực phẩm Hồng Phú…
Ngoài ra, cạnh tranh trong ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với sự cạnh tranh đáng kể từ các nước Nhật Bản, Mỹ.
Do vậy, việc KIDO gia nhập cũng không quá đặc biệt, thậm chí, giới trong ngành còn coi là bình thường, bình thường hơn những đơn vị đã tham gia thị trường trước đó.
Tuy nhiên, thị trường có càng nhiều người chơi mới, thì càng càng có lợi cho người tiêu dùng và cho nhà sản xuất trong ngành nước mắm. Nhà sản xuất có thể sẽ không cần tham gia khâu thị trường phân phối và chỉ tập trung cho sản xuất. Thậm chí, việc này có lợi cho ngư dân đánh bắt cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất nước mắm và một số ngành sản xuất và dịch vụ có liên quan khác. Đặc biệt, nhiều tập đoàn lớn tham gia sẽ tăng tính cạnh tranh trong ngành, nhưng cũng làm thông tin minh bạch hơn, nên truyền thông chắc chắn sẽ khác với trước.
Nước chấm “không ngon”…
Ngành nước mắm có những đặc thù riêng, như nguồn nguyên liệu có giới hạn, cần nhiều nguồn lực khác mới có thể cho ra sản phẩm và tiêu thụ được trên thị trường.
Khi gia nhập thị trường nước chấm hay nước mắm, KIDO chắc chắn nhắm đến một mục tiêu nào đó. Tên tuổi này không nhằm vào một phân khúc nhỏ của các hãng nước mắm truyền thống, mà có tham vọng lớn hơn, đối thủ cạnh tranh sẽ lớn và xứng tầm hơn mới đáng bỏ công sức tham gia thị trường.
“584 Nha Trang không lo lắng nhiều vì động thái gia nhập thị trường này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cần phải thay đổi rất nhiều và kiên định với mục tiêu của Công ty đã đặt ra khi thị trường ngày càng khó khăn và rất cạnh tranh”, ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc CTCP Thủy sản 584 Nha Trang cho biết.
Thời điểm này, mọi kế hoạch gia nhập thị trường nước chấm của KIDO chưa được tiết lộ cụ thể, nhưng khá nhiều người gợi nhớ đến chuyện thất bại của Công ty cổ phần Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Ngọc Nghĩa (còn gọi là Nhựa Ngọc Nghĩa) - đơn vị dẫn đầu trong ngành chai nhựa PET hơn 10 năm trước.
Còn nhớ, trong giai đoạn 2008-2009, để tránh sự phục thuộc hoàn toàn vào mảng bao bì, Nhựa Ngọc Nghĩa bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh sang các mảng mới, như thực phẩm, gồm bánh kẹo và nước chấm (nước chấm Kabin, Thái Long). Tham vọng của Ngọc Nghĩa không chỉ dừng ở việc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, mà còn muốn vào nhóm doanh nghiệp chi phối thị trường.
Khi mới dấn bước vào ngành thực phẩm (năm 2009), Ngọc Nghĩa đã ấp ủ nhiều kế hoạch. Nhưng Công ty đã nhanh chóng nhận ra bánh kẹo không hấp dẫn và sớm thoái vốn khỏi mảng này. Ở ngành thịt, 2 công ty mới thành lập cũng được bán đi. Ngọc Nghĩa chỉ còn đầu tư vào nước chấm, với mục tiêu lọt vào nhóm 3 dẫn đầu thị trường nước chấm, trở thành biểu tượng niềm tin của Việt Nam về sản phẩm thực phẩm.
Để đạt tham vọng đó, ngay từ đầu, Công ty Hồng Phú đã mạnh tay đầu tư nhà máy lớn nhất Việt Nam với giá trị 20,6 triệu USD. Công ty cũng chi bạo tiền cho marketing, bán hàng... nhằm tìm chỗ đứng trong sân chơi tốn kém này. Ban đầu, Ngọc Nghĩa đặt mục tiêu đưa sản phẩm nước chấm trở thành một trong 3 nhãn hàng lớn nhất vào năm 2013, nhưng mọi sự bất thành.
Thế nhưng, mảng nước chấm của Ngọc Nghĩa vẫn mờ nhạt trước các đối thủ. Thực tế, thị trường nước chấm thời điểm đó tuy có quy mô vài trăm triệu USD, nhưng lại chỉ là sân chơi bành trướng của vài đơn vị.
Việc mở rộng hoạt động kinh doanh lại khiến Nhựa Ngọc Nghĩa gặp nhiều khó khăn. Trong 7 năm mở rộng đầu tư, các mảng mới của Nhựa Ngọc Nghĩa chìm trong nợ nần, thua lỗ. Giai đoạn 2016-2017, lợi nhuận của Công ty thu hẹp chỉ còn vài tỷ đồng mỗi năm do gánh lỗ lớn từ các công ty con trong mảng thực phẩm.
Từ đầu năm 2018, Nhựa Ngọc Nghĩa phải thoái vốn khỏi hàng loạt khoản đầu tư để quay về mảng bao bì PET cốt lõi. Dù vậy, dư âm của lĩnh vực thực phẩm còn kéo dài tới năm 2019, khi Ngọc Nghĩa chịu lỗ đột biến hơn 357 tỷ đồng do khoản trích lập dự phòng cho Công ty Hàng tiêu dùng Opera.
Cuối năm 2019, Nhựa Ngọc Nghĩa bắt tay cùng VinaCapital trong một thỏa thuận đầu tư có quy mô hơn 20 triệu USD. Thỏa thuận này giúp cơ cấu cổ đông lớn của Ngọc Nghĩa lần đầu xuất hiện tên mới, ngoài gia đình ông Lê Văn Hoàng. Lãnh đạo Công ty kỳ vọng, sự hỗ trợ của VinaCapital không chỉ cung cấp vốn, mà đối tác sẽ hỗ trợ kinh nghiệm, giúp Công ty thực hiện các mục tiêu kinh doanh lâu dài.
Kết quả kinh doanh của Ngọc Nghĩa trở lại tích cực trong 2 năm tiếp theo. Tuy nhiên, Công ty khó trở lại giai đoạn hoàng kim trước đó. Đến đầu năm 2022, gia đình ông Lê Bùi Hoàng Nghĩa quyết định kết thúc cuộc hành trình của mình tại Nhựa Ngọc Nghĩa khi bán toàn bộ vốn sở hữu của mình cho doanh nghiệp Thái Lan.
Cụ thể, đầu năm 2022, Indorama Netherlands (Hà Lan) đã chào mua công khai toàn bộ hơn 81 triệu cổ phần Công ty Nhựa Ngọc Nghĩa. Giá chào mua công khai 26.219 đồng/cổ phần, tương ứng tổng số tiền dự chi khoảng 2.139 tỷ đồng.
Indorama Netherlands hoạt động trong lĩnh vực tài chính và sản xuất nhựa nhân tạo. Dù vậy, doanh nghiệp này thực tế là chi nhánh của Indorama Ventures, tập đoàn đa ngành của Thái Lan. Sau khi giao dịch hoàn tất, Nhựa Ngọc Nghĩa về tay doanh nghiệp Thái Lan.
Indorama Ventures, ban đầu có tên là Indorama Holdings, là nhà sản xuất len sợi lông cừu đầu tiên của Thái Lan và trở thành nhà sản xuất các sản phẩm PET, sợi polyester lớn nhất Thái Lan. Công ty sau đó cũng chuyển đổi thành tập đoàn đa quốc gia sau một loạt thươnng vụ mua lại tại Mỹ và châu Âu, trở thành nhà sản xuất PET trong tốp đầu toàn cầu.
Thâu tóm Nhựa Ngọc Nghĩa cũng là một phần trong kế hoạch mở rộng kinh doanh của tập đoàn này.
Trở lại với câu chuyện của KIDO. Mới đây, KIDO đã chính thức thoái vốn khỏi hai dự án lớn, mang tính chất đột phá của doanh nghiệp vào mảng ẩm thực và đồ uống (F&B) tại Việt Nam.
Đầu tiên, KIDO quyết định giải thể Vibev, liên doanh 400 tỷ đồng giữa KIDO và Vinamilk vào đầu tháng 12/2022. Sau đó là quyết định thoái vốn khỏi Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại TTV, đơn vị vận hành của chuỗi Chuk Chuk, dự án mới ra mắt từ tháng 6/2021.
Động thái nói trên đều là những quyết định bất ngờ, dù cả hai dự án đều cho thấy quyết tâm của KIDO trong mảng F&B. Liệu điều này có lặp lại với mảng nước chấm?
-
WB: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng nhanh hơn các thị trường khác -
[Emagazine] Agribank - điểm tựa để khách hàng phục hồi sau bão lũ -
Thừa Thiên Huế: Thành lập mới doanh nghiệp không mất chi phí -
Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại -
Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư -
Sau 30 năm phát triển, giá trị tổng tài sản của TKV tăng hơn 67 lần -
Doanh nghiệp, doanh nhân Thái Bình: Lực lượng nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024