
-
Chứng khoán giữa bão thuế quan và hy vọng "tái ông thất mã"
-
Angimex bị 3 ngân hàng phong tỏa tài sản; thêm 2 nhà phát hành khất nợ trái phiếu
-
Chủ tịch Trần Hùng Huy: ACB chưa có kế hoạch bán vốn và IPO chứng khoán ACBS
-
Chứng khoán châu Á tiếp tục "đỏ lửa", loạt lệnh ngắt mạch trên sàn chứng khoán Đài Loan
-
Bộ Tài chính nói về tiến độ thí điểm sàn giao dịch tiền mã hóa -
Trái phiếu chính phủ "đắt hàng" trở lại
Trao đổi tại Phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) diễn ra sáng nay (21/2), ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital, Trưởng Nhóm Công tác Thị trường Vốn VBF cho rằng, thị trường vốn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.
Theo tính toán của nhóm công tác, tổng giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam là xấp xỉ 340 tỷ USD, tương đương 100% GDP, vượt mục tiêu đề ra. Năm 2021, số tài khoản đầu tư chứng khoán mới tăng 56%, tương đương với 1,5 triệu cá nhân thực hiện khoản đầu tư đầu tiên trên thị trường, nhiều nhà đầu tư đã coi đây là kênh tích lũy tài sản.
Ông Dominic Scriven cho biết, vốn huy động thông qua cả chứng khoán vốn và chứng khoán nợ đạt xấp xỉ 29 tỷ USD, tương đương khoảng 45% tổng dư nợ tăng thêm trong năm 2021.
Đặc biệt, số lượng công ty đại chúng có giá trị doanh nghiệp trên 1 tỷ USD đã tăng từ 5 lên 62 chỉ trong vòng 10 năm. “Lợi tức đầu tư 10 năm của chứng khoán cao nhất trong tất cả các thị trường lớn trên thế giới”, Chủ tịch Dragon Capital cho hay.
![]() |
Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital, Trưởng Nhóm Công tác Thị trường Vốn VBF (Ảnh: Đức Thanh) |
Đề xuất một số giải pháp để tiếp tục phát triển thị trường vốn tại Việt Nam, ông Dominic Scriven cho rằng, sự hợp tác chặt chẽ và liên thông giữa các cơ quan ban ngành gồm Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và Uỷ ban Chứng khoán sẽ là yếu tố quan trọng giúp thị trường vốn phát triển mạnh mẽ.
“Mỗi cơ quan đều có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và phát triển thị trường vốn và chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ ngày càng nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước”, ông Dominic Scriven nhấn mạnh.
Theo ông, thị trường vốn cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng cứng và cả cơ sở hạ tầng mềm. Việt Nam có hệ thống pháp luật vững chắc nhưng vẫn cần phải hoàn thiện thêm để đảm bảo tính thống nhất của các quy định pháp luật áp dụng cho thị trường nợ, thị trường chứng khoán, triển khai hệ thống giao dịch chứng khoán mới hiệu quả và đáng tin cậy, xây dựng cơ chế đối tác bù trừ thanh toán trung tâm, thành lập các tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp…
Tiếp đó, cần bảo vệ và củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Sự phát triển của thị trường vốn phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của nhà đầu tư, điều này chỉ được gây dựng thông qua việc nâng cao tính minh bạch và công bằng của thị trường, áp dụng biện pháp trừng phạt thoả đáng với các hành vi vi phạm và thực thi các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam hiện có sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư cá nhân.
Ngoài ra, cần đa dạng hoá đối tượng tham gia thị trường vốn, phát triển và kêu gọi sự tham gia của các đối tượng khác, như khuyến khích các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm và các loại hình nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư chuyên nghiệp khác.
Ở góc độ tiếp cận quốc tế, theo ông Dominic Scriven mặc dù Việt Nam có một nền kinh tế mở đáng kể, tuy nhiên sự tham gia của nhà đầu tư quốc tế vào thị trường vốn của Việt Nam còn khá thấp so với mức mà Việt Nam có thể đạt được. Đề làm được điều này, cần sự phối hợp mà trước mắt là đẩy nhanh việc đưa TP. HCM trở thành một trung tâm tài chính của khu vực. “Thị trường vốn có thể và nên đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ và khuyến khích sự phát triển bền vững ở Việt Nam”, ông Dominic Scriven lưu ý.
Cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách nên nhận thức rõ việc quản trị các rủi ro trong và ngoài biên giới Việt Nam, bao gồm: sự gia tăng tổng dư nợ quốc gia của hầu hết các nền kinh tế toàn cầu; sự tồn tại của lãi suất âm; lạm phát gia tăng và bất bình đẳng thu nhập; chưa có kế hoạch chuyển tiếp để giảm phát thải carbon; và biến động giá năng lượng toàn cầu; dân số già và nhu cầu chăm sóc an sinh xã hội ngày càng tăng.
Phản hồi ý kiến của Nhóm công tác, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ Tài chính đã và tiến hành xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của thị trường, đảm bảo thị trường vốn, thị trường chứng khoán hoạt động một cách công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư.
Thị trường vốn đang hướng tới những thành tựu tốt đẹp, chúng ta tin tưởng với sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, sự vào cuộc của Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan, thời gian tới thị trường vốn sẽ có sự phát triển với những kết quả vượt bậc, đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư, Thứ trưởng nhấn mạnh.
-
Chứng khoán châu Á tiếp tục "đỏ lửa", loạt lệnh ngắt mạch trên sàn chứng khoán Đài Loan -
Bộ Tài chính nói về tiến độ thí điểm sàn giao dịch tiền mã hóa -
Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư -
Trái phiếu chính phủ "đắt hàng" trở lại -
Điểm danh 5 nhóm ngành dự báo lãi tốt trong quý I/2025 -
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng -
Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển