
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
-
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
Mỗi tháng Trung tâm Máu quốc gia (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) cần tiếp nhận được khoảng 40.000- 42.000 đơn vị máu và 5.000 đơn vị tiểu cầu gạn tách.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Như vậy, riêng 2 tháng đầu năm 2024, Viện đã cần tối thiểu 80.000 đơn vị máu để cung cấp cho hơn 180 cơ sở y tế tại 31 tỉnh/thành phố; trong đó nhóm O cần khoảng 40.000 đơn vị.
Mặc dù đã có sự chuẩn bị, lên kế hoạch tiếp nhận máu từ trước nhưng kết quả hiện tại đều đạt thấp hơn so với nhu cầu.
TS.Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, càng đến gần Tết, nhu cầu sử dụng máu luôn cao hơn vì người bệnh nhập viện điều trị và được truyền máu để có đủ sức khỏe về ăn Tết với gia đình, nhu cầu ngay sau Tết cũng vậy. Để đáp ứng nhu cầu này trước Tết và dự trữ trong Tết thì hiện Viện vẫn còn thiếu khoảng 10.000 đơn vị máu.
Nguyên nhân của tình hình trên là những ngày gần đây thời tiết khắc nghiệt, rét đậm xảy ra ở nhiều nơi khiến nhiều điểm hiến máu không đạt được kết quả như dự kiến.
Trong khi đó Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương vẫn đang phải tiếp tục “chi viện” 1.000 đơn vị máu mỗi tuần cho Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Một số khu vực khác (như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) cũng không đạt kết quả tiếp nhận máu theo kế hoạch và xin hỗ trợ từ Trung tâm Máu quốc gia.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã và đang nỗ lực tích cực để có thêm các lịch hiến máu trước Tết. Đồng thời chuyển vật tư để tiếp nhận máu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và khu vực Tây Nam Bộ; sau đó chuyển máu ra Hà Nội để thực hiện xét nghiệm sàng lọc, điều chế máu và cung cấp ngược trở lại chế phẩm máu cho Tây Nam Bộ. Dự kiến từ 30/1 đến 5/2, Viện sẽ phối hợp tiếp nhận hơn 2.200 đơn vị máu tại TP.Cần Thơ và các tỉnh: Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp.
Thực trạng thiếu máu do số người hiến máu giảm những ngày gần đây cũng xảy ra tại Bệnh viện Truyền máu-Huyết học TP.HCM- nơi đang cung cấp chế phẩm máu cho hơn 150 bệnh viện tại TP.HCM và hỗ trợ cho các tỉnh Tây Nam Bộ.
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu thu hồi sản phẩm mì chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam -
Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh -
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang