-
Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam -
Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán -
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại -
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ
Thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đến ngày 24/9/2024 là 3.750,960 tỷ đồng/6.929,583 tỷ đồng (tổng số kế hoạch đầu tư công năm 2024), đạt 54,13% (cao hơn 3,59% so với báo cáo giải ngân tháng 8/2024 đạt 50,54%) và đạt 55,01% so với Thủ tướng Chính phủ giao, nhưng thấp hơn 13,06% so với cùng kỳ (cùng kỳ đạt 67,19%).
Lý giải nguyên nhân giải ngân thấp hơn so với cùng kỳ, theo UBND tỉnh Đồng Tháp là do một số khó khăn như: Năm 2023, tỉnh có dành một phần trữ lượng cát để thực hiện một số dự án, công trình trọng điểm, quan trọng của tỉnh, như: Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 (Dự án thành phần 1); Dự án Đường ĐT.857; Dự án Đường ĐT.845 đoạn Trường Xuân - Tân Phước…
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, do thời gian khai thác các mỏ cát đã hết hạn và cần phải tổ chức đấu thầu nên những tháng đầu năm 2024, các công trình, dự án gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng cát để triển khai thực hiện dự án. Dự kiến tháng 11/2024, tỉnh sẽ đưa vào khai thác các mỏ cát và có nguồn cung ứng cát san lấp cho các công trình sử dụng vốn đầu tư công của tỉnh, nhưng chỉ có khoảng 0,498 triệu m3 cát/10 triệu m3 cát (nhu cầu), chỉ đáp ứng khoảng 5% so với nhu cầu. Như vậy, nguồn cung ứng cát thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu dẫn đến tình trạng khó khăn cho các công trình có nhu cầu cát san lắp mặt bằng và xây dựng công trình thêm trầm trọng.
Trong khi đó, việc tìm nguồn cung ứng cát khác trên thị trường lại có giá trị chênh lệch cao hơn so với giá đã được phê duyệt nên các nhà thầu đang có trạng thái thi công cầm chừng để chờ điều chỉnh giá hoặc chờ cơ chế mới về việc nguồn cung ứng cát để triển khai thực hiện. Từ đó, dẫn đến giá cát ngày càng cao so với giá được phê duyệt, tiến độ thi công công trình chậm, giải ngân những tháng đầu năm thấp hơn với cùng kỳ. Do vậy, dự kiến cuối năm 2024 khó đạt tỷ lệ 100%.
Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng triển khai còn chậm, chưa đúng với kế hoạch đề ra. Một số địa phương được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng triển khai còn chậm, phối hợp chưa chặt chẽ, thực hiện chưa quyết liệt, làm phát sinh khiếu nại, kéo dài thời gian, ảnh hưởng lớn đến tiến độ chung của dự án, nhất là các dự án giao thông trọng điểm đi qua nhiều địa bàn; chưa đăng ký kế hoạch vốn giải phóng mặt bằng ngay từ đầu năm.
-
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tình hình triển khai dự án Khu du lịch Trung Kỳ Viêm Đông -
Khánh Hòa phê bình, chấn chỉnh 19 "địa chỉ" giải ngân đầu tư công đạt thấp -
Lại nới tiến độ toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Kinh tế phục hồi hoạt động M&A sẽ nhộn nhịp trở lại -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại
- Đại học Kinh tế TP.HCM cùng SunValue và SIET ký kết hợp tác chiến lược
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng