
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
TIN LIÊN QUAN | |
Bài toán cạnh tranh: Bán mình hay tự thân? | |
KSD và giấc mộng tái cấu trúc | |
Quốc Cường Gia Lai: Đau đầu giải bài toán "tiền đâu?" |
Quốc Cường Gia Lai hẳn nhiên là một đại gia trong lĩnh vực bất động sản, song khi thị trường bất động sản gặp khó, công ty này đã phải đối mặt với rất nhiều áp lực về nợ vay, dòng tiền, hàng tồn kho…
![]() | ||
Ông Lê Nhật Trường Chinh, Giám đốc Công ty TNHH Success Partner (giữa) ngồi vị trí CEO kỳ này |
Sóng gió ập đến. Để giải quyết bài toán dòng tiền trong bối cảnh không thể vay thêm các khoản vay mới, Quốc Cường Gia Lai đã phải đẩy mạnh bán hàng, thậm chí bán lỗ bất động sản để có dòng tiền trả nợ, tập trung cho các dự án trọng điểm. Hàng loạt dự án như Khu dân cư Quốc Cường 2, Giai Việt, Lương Định Của… được chia nhỏ để bán, nhằm nhanh chóng thu tiền về. Đó là cách để Quốc Cường Gia Lai tự cứu mình.
Cũng như Quốc Cường Gia Lai, không ít doanh nghiệp Việt Nam khác cũng đã phải lựa chọn hướng bán bớt tài sản, bán dự án để có tiền trang trải nợ nần. Ngay cả “đại gia” Mai Linh cũng gặp khó khăn đến nỗi phải bán cả bất động sản và xe…
Kinh tế khó khăn, tiền mặt là “vua”, ai có tiền người đó thắng. Thiếu tiền thì cùng quẫn là chuyện dễ hiểu, nên không hiếm trường hợp doanh nghiệp buộc phải bán mình. Làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) doanh nghiệp bùng nổ thời gian qua cũng một phần là vì xu hướng đó, bên cạnh mục tiêu “tăng lực” cho doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra là, liệu bán mình có phải là giải pháp hợp lý trong mọi trường hợp? Một tình huống đã được đặt ra: một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh bánh tươi, sau nhiều năm kinh doanh thành công, đã làm chủ một hệ thống phân phối với khoảng 70 cửa hàng bán hàng trực tiếp trên toàn quốc. Các cửa hàng đều ở vị trí đẹp, nhưng thời gian gần đây, doanh nghiệp kinh doanh rất khó khăn, thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản. Đang lúc trăn trở tìm lối thoát vì quá kẹt tiền thì doanh nghiệp nhận được đề xuất từ một đối tác khác: cho thuê toàn bộ cửa hàng để họ kinh doanh trong hai tháng Tết.
Đồng ý cho thuê, doanh nghiệp dư tiền để trả nợ nần và lương thưởng cho nhân viên, thậm chí còn có cả tỷ đồng bỏ vào két. Còn nếu không, khó chồng khó.
Chọn cách đơn giản nhất, nhiều cổ đông đồng ý với phương án cho thuê. Song CEO của doanh nghiệp lại muốn tập trung giữ vững hoạt động kinh doanh hiện tại, tìm kiếm thêm các mặt hàng khác về bán để có thêm tiền mặt nhằm giải quyết các vấn đề trước mắt và trang trải chi phí cho dịp Tết sắp đến.
Chọn phương án nào là khả dĩ nhất khi mà tất cả đều hiểu rằng, dòng tiền chính là mạch máu chảy trong doanh nghiệp. Mạch máu ngừng chảy, doanh nghiệp có nguy cơ chết yểu. Nhưng dễ dàng bán mình, dù chỉ trong hai tháng, doanh nghiệp cũng có nguy cơ mất tất cả.
“Nếu muốn giữ lại hệ thống cửa hàng của mình thì không nên cho thuê, bởi điều đó sẽ khiến họ mất hết khách quen. Doanh nghiệp khi ấy chẳng khác nào tự đào hố chôn mình”, một doanh nhân trẻ bày tỏ quan điểm và cho rằng, trong trường hợp này, lãnh đạo doanh nghiệp phải thuyết phục để cổ đông và nhân viên hiểu rằng, việc cho thuê cửa hàng sẽ không đem lại lợi ích lâu dài cho Công ty, mà chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt. “Hệ lụy của việc cho thuê lại cửa hàng là rất lớn”, vị doanh nhân nói trên lắc đầu.
Trong khi đó, nhân viên kinh doanh trong một doanh nghiệp khác cho rằng, họ cần được trả lương và thưởng đầy đủ. Cho thuê cửa hàng chỉ hai tháng đã có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề, trong khi cửa hàng thì vẫn còn đó, doanh nghiệp còn đó, chả… mất gì. Lợi ích thu được không hề nhỏ.
Nếu là CEO của doanh nghiệp này, bạn sẽ làm như thế nào? Đó là câu hỏi được đặt ra cho ông Lê Nhật Trường Chinh, Giám đốc Công ty TNHH Success Partner. Đây là người chơi sẽ ngồi vào vị trí CEO trong Chương trình CEO - Chìa khóa thành công kỳ này với chủ đề Tài chính cuối năm - Bài toán dòng tiền.
Đây là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ đều gặp phải trong dịp cuối năm, khi áp lực chi tiêu lớn mà két tiền thì đã cạn, còn ngân hàng không sẵn sàng mở hầu bao. Chương trình có thể giúp ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm được lời giải cho bài toán tối ưu hóa dòng tiền của mình.
Chương trình được phát sóng vào 10 giờ sáng Chủ nhật (29/11) và phát lại vào 8 giờ sáng thứ Hai (30/11) trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của nhãn hàng OTIV.
Nhã Nam
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower