
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Một cơ sở khai thác dầu tại Al-Rawdhatain, Kuwait. Ảnh: AFP/ TTXVN |
Giá dầu tăng kể từ khi thỏa thuận cắt giảm của OPEC+ có hiệu lực ngày 1/5. Mức cắt giảm mà OPEC+ đề ra cùng với hạn chế nguồn cung ở Bắc Mỹ, kết hợp với cầu dầu mỏ toàn cầu được cải thiện tiếp thêm niềm tin cho thị trường, xóa đi viễn cảnh tồi tệ nhất về sụp đổ nguồn cầu.
Thế nhưng niềm tin về một thị trường giá tăng cũng lại đặt ra một câu hỏi khác: Liệu các nước sản xuất có bị cuốn hút bởi giá dầu tăng cao để từ bỏ cam kết quota có trong thỏa thuận OPEC+? Liệu ngành dầu đá phiến tại Mỹ có sớm nối lại hoạt động khai thác?
Đầu tháng 3, OPEC và các nước đối tác tham gia thỏa thuận nhận thấy rằng họ đã đánh giá thấp tác động khủng khiếp mà COVID-19 gây ra đối với nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Với doanh thu từ dầu thô sụt giảm do giá và cầu lao dốc, đầu tàu Saudi Arabia và tất cả các nhà sản xuất trong OPEC+ nhận ra rằng cần nhanh chóng hành động để đẩy thị trường tới ngưỡng cân bằng cung-cầu, tránh để nền kinh tế các nước này chịu thêm một cú sốc từ đà suy giảm kinh tế do đại dịch.
Sau 3 tuần thực hiện thỏa thuận OPEC+, tâm lý thị trường đã có sự dịch chuyển tích cực. Khi thỏa thuận được công bố ngày 12/4, giới phân tích cho rằng mức cắt giảm 10 triệu thùng/ngày là “quá nhỏ và quá chậm” để có thể cứu vãn thị trường. Giờ đây, tâm lý đã được cải thiện, giá dầu cũng trên đà tăng.
Dầu đã tăng giá khoảng 80% so với thời điểm trung tuần tháng 4 và giới phân tích dự đoán cắt giảm của OPEC+ cùng với sản lượng dầu khai thác ở Bắc Mỹ được cắt giảm khoảng 4 triệu thùng/ngày có khả năng đẩy thị trường tới ngưỡng thặng dư vào tháng 6 - theo báo cáo được tập đoàn Goldman Sachs công bố vào tuần trước.
Cho đến nay, Saudi Arabia, các nước thành viên OPEC và Nga vẫn tuyên bố ủng hộ tuyệt đối việc bình ổn hóa thị trường, hứa hẹn cắt giảm sản lượng hơn nữa nếu cần để cân bằng thị trường, đẩy giá dầu cao hơn. Trong 13 ngày đầu tháng 5, OPEC+ đã cắt giảm 5,96 triệu thùng/ngày so với ngưỡng bình quân trong tháng 4.
Với các nhà sản xuất dầu mỏ tại Mỹ, cắt giảm sản lượng chẳng có gì liên quan đến “trách nhiệm chung” như Nga và Saudi Arabia tuyên bố. Họ cắt giảm là bởi các nguyên nhân như tình hình kinh tế không thuận lợi, khả năng tiếp nhận dầu tại các kho chứa vẫn hạn chế, cầu còn ở mức thấp. Các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ tuyên bố sẽ cắt giảm thêm 1,5 triệu thùng/ngày trong quý 2, đẩy giá dầu lên cao cùng với đó là tâm lý lạc quan trên thị trường trong 2 tuần vừa qua.
Nhưng khi giá tăng, một số nhà sản xuất có thể bị kích thích để khởi động lại hoạt động khai thác, hủy hoại hồi phục ổn định của thị trường. “Giá dầu mạnh lên trên thị trường có thể chuyển đi một tín hiệu sai lệch đối với các nhà sản xuất. Số này dường như sẽ miễn cưỡng phải cắt giảm sản lượng trên một thị trường giá lên”, hai chuyên gia phân tích chiến lược Warren Patterson và Wenyu Yao tại tập đoàn ING bình luận ngày 20/5.
Theo hai ông, các yếu tố cơ bản trên thị trường đang được cải thiện. Nhưng thị trường đang hồi phục quá nhanh quá sớm, với nguy cơ đà tăng mạnh hơn sẽ chỉ kéo dài sự mất cân bằng cung và cầu.

-
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Áp đặt thuế quan làm tăng thất nghiệp, lạm phát cao tại Mỹ
-
Mỹ bắt đầu áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả đối tác thương mại
-
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm
-
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4
-
Giới phân tích chỉ ra 2 ưu tiên của Trung Quốc khi ứng phó với thuế quan Mỹ -
WTO cảnh báo tác động từ các biện pháp thuế mới của Mỹ với thương mại toàn cầu -
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort