-
Start-up trí tuệ nhân tạo do Nvidia hậu thuẫn trở thành "kỳ lân" sau hơn 1 năm -
Phố Wall tuần này: Quy mô, tốc độ biến động lãi suất của Fed sẽ dẫn lối -
Trung Quốc thông qua kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu -
Vương quốc Anh dẫn dắt xu hướng phục hồi thị trường văn phòng châu Âu -
ECB cắt giảm 0,25% lãi suất, dự đoán Fed giảm lãi suất 0,25% tăng từng giờ -
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn
Một cơ sở khai thác dầu tại Jubail, Saudi Arabia. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Ngày 14/4, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Thái tử Abdelaziz ben Salmane cho biết Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC+, có kế hoạch tiếp tục điều chỉnh sản lượng theo hướng cắt giảm tới 19,5 triệu thùng/ngày, thay vì gần 10 triệu thùng/ngày theo thỏa thuận đạt được hôm 12/4 vừa qua.
Phát biểu của Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia được đưa ra chỉ một ngày sau sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng các nước sản xuất dầu hàng đầu sẽ giảm sản lượng ở mức lớn gấp đôi so với thỏa thuận trước đó, để có thể đạt được những mục tiêu mà các nước đặt ra trong cuộc đàm phán.
Bất chấp tuyên bố của Saudi Arabia về khả năng cắt giảm sản lượng sâu hơn, giá dầu thế giới đã giảm mạnh trong phiến giao dịch ngày 14/4.
Giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) giao tháng Sáu tới trên Sàn giao dịch hàng hóa New York đã giảm 10,3%, xuống còn 20,11 USD/thùng.
Còn giá dầu Brent biển Bắc (là tham chiếu cho hầu hết các loại dầu mỏ ở châu Phi, trong đó có dầu Sahara Blend của Algeria) giao tháng Năm tới để mất gần 7%, xuống 29,60 USD/thùng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, giá dầu giảm khá mạnh trong phiên 14/4 là do các nhà đầu tư còn hoài nghi về tính hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC.
Giới đầu tư cho rằng OPEC+ có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh cắt giảm sản lượng để bù đắp cho sự sụt giảm nhu cầu dầu thế giới vốn là hậu quả trực tiếp của đại dịch COVID-19.
Nhà phân tích Robbie Fraser của Schneider Electric nhận định thỏa thuận vừa qua của OPEC+ mới chỉ hướng đến 10% nhu cầu dầu mỏ thế giới.
Trong khi đó, các biện pháp của các nước nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19, như ngừng khai thác các chuyến bay chở khách và các loại hình vận tải công cộng…đã khiến nhu cầu dầu toàn cầu giảm 20-30%. Điều này có nghĩa là mức cắt giảm nói trên của OPEC+ chưa đủ để giải bài toán nguồn cung.
Mặt khác, trong bối cảnh giá dầu xuống thấp, các quốc gia cũng tăng cường dự trữ dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ. Do đó, trong ngắn hạn và trung hạn (ít nhất là đến hết năm 2020), nhu cầu dầu mỏ khó có thể tăng đột biến. OPEC+ chắc chắn sẽ tiếp tục cắt giảm hơn nữa sản lượng dầu trong thời gian tới.
Trước đó, ngày 12/4 vừa qua, các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới đã nhất trí cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng Năm và tháng Sáu năm nay để ngăn chặn sự đổ vỡ của thị trường dầu mỏ thế giới.
Giá dầu liên tục giảm thời gian qua là hệ quả trực tiếp của đại dịch COVID-10, cũng như cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga sau khi hai nước này không đạt được sự đồng thuận về vấn đề cắt giảm sản lượng.
-
Phố Wall tuần này: Quy mô, tốc độ biến động lãi suất của Fed sẽ dẫn lối -
Trung Quốc thông qua kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu -
Vương quốc Anh dẫn dắt xu hướng phục hồi thị trường văn phòng châu Âu -
Đô la Mỹ suy yếu, vàng đu đỉnh khi Fed được kỳ vọng mạnh tay hạ lãi suất -
ECB cắt giảm 0,25% lãi suất, dự đoán Fed giảm lãi suất 0,25% tăng từng giờ -
ECB cắt giảm lãi suất, không hé lộ bước đi tiếp theo -
Mức độ lạc quan của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc xuống thấp kỷ lục
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024