
-
Ninh Bình: Tín dụng chính sách là bệ đỡ an sinh, đòn bẩy phát triển bền vững
-
SHB tiếp sức doanh nghiệp xuất khẩu với lãi vay USD chỉ từ 4,5%/năm
-
Ngân hàng NCB tiếp tục báo lãi quý II/2025, hoạt động kinh doanh tăng trưởng tích cực
-
Vàng quốc tế biến động, giá vàng SJC không đổi
-
TS Lê Xuân Nghĩa: “Techcombank sinh lời tự động đã tạo nên cuộc cách mạng cho ngành tài chính Việt Nam” -
Phó thống đốc: Ngành ngân hàng "khát" nhân sự về an ninh công nghệ thông tin
Sáng 31/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Tọa đàm với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã tham dự và phát biểu một số nội dung về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Theo Thống đốc, nếu như trước đây, dư nợ tín dụng trong khối doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng chủ yếu, thì nay, dư nợ tín dụng cho khu vực tư nhân đã chiếm đến 92-93% trong tổng số dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế. Con số này phản ánh sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và cũng phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của hệ thống ngân hàng.
![]() |
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm gần 98% số lượng doanh nghiệp, nhưng chỉ tiếp cận được chưa đến 20% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống; báo cáo cũng đề cập kinh tế tư nhân đông, nhưng chưa mạnh, doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, kỹ năng quản trị còn hạn chế, năng suất lao động thấp, bộ phận doanh nghiệp thông tin chưa minh bạch. Đề cập tới báo cáo này, Thống đốc cho rằng, đây chính là nguyên nhân lý giải việc các doanh nghiệp khó có thể chứng minh được việc mình vay ngân hàng, nhưng có khả năng trả nợ được hay không.
“Tôi rất tâm đắc với ý kiến của các chuyên gia là phải có sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong ngành để đồng hành cùng doanh nghiệp và cũng rất mong Chính phủ quan tâm chỉ đạo thực hiện các giải pháp, để chính sách bảo lãnh cho doanh nghiệp được vay vốn thực chất hơn và phát triển các phân khúc khác của thị trường tài chính. Có như vậy, tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới tăng lên được, vòng quay tín dụng về hệ thống ngân hàng sẽ tăng lên và vốn tín dụng sẽ đến được nhiều doanh nghiệp hơn”, Thống đốc bày tỏ.
Về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cho hay, thời gian qua, ngay cả khi lãi suất thế giới tăng cao, ngành ngân hàng cố gắng điều hành, điều tiết để giảm liên tục mặt bằng lãi suất cho vay. Các tổ chức tín dụng trong hệ thống rất trách nhiệm và rất nhân văn trong việc giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Tổng số tiền hỗ trợ lên tới 60.000 - 70.000 tỷ đồng.
Một số gói tín dụng như thuỷ sản, cho vay mua nhà cho người có thu nhập thấp… đều là nguồn lực tài chính của các tổ chức tín dụng, không phải từ ngân sách.
Thực tế một số doanh nghiệp phản ánh mất chi phí, thời gian trong việc làm thủ tục về đầu tư sản xuất, kinh doanh và quá trình này thường kéo dài. Ngán hàng Nhà nước thấy rằng đây cũng là nguyên nhân một số doanh nghiệp kêu lãi suất phải trả cao.
Thống đốc kỳ vọng, với việc tinh gọn bộ máy và sửa đổi các luật như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu… mà Chính phủ đang thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chắc chắn thủ tục sẽ được rút ngắn, giúp vòng quay vốn nhanh hơn và các doanh nghiệp sẽ tiếp cận được, thuận lợi hơn cho ngân hàng giảm lãi suất.
Có thể nói, tín dụng, lãi suất luôn là vấn đề doanh nghiệp quan tâm trong mọi thời kỳ. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh việc quản lý cho vay của các tổ chức tín dụng còn phải điều hành chính sách tiền tệ để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
“Đây là việc rất khó, rất áp lực, khi nền kinh tế của chúng ta có độ mở cửa lớn, khó lường, phức tạp. Nhưng trong nhiều năm, Ngân hàng Nhà nước đã cố gắng điều hành để góp phần ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này vô cùng quan trọng với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bởi nếu vĩ mô bất ổn thì doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giãi bày.

-
TS Lê Xuân Nghĩa: “Techcombank sinh lời tự động đã tạo nên cuộc cách mạng cho ngành tài chính Việt Nam” -
Phó thống đốc: Ngành ngân hàng "khát" nhân sự về an ninh công nghệ thông tin -
Mở thẻ Sacombank Visa, nhận ngay vé tham dự Siren Calling -
Vàng quốc tế hồi phục, giá SJC niêm yết 120,6 triệu đồng/lượng -
Mùa tựu trường an tâm tài chính cùng Home Credit -
VPBankS và FIDT ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy chuẩn mực mới trong lĩnh vực quản lý tài sản -
Cổ đông KienlongBank đồng thuận thông qua mục tiêu tăng vốn và chia cổ tức 60%
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung