Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
Thông qua Luật Công an nhân dân (sửa đổi): Bộ Công an có không quá 199 tướng
Kỳ Thành - 20/11/2018 11:18
 
Sáng nay (20/11), ngay trước khi bế mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công an nhân dân (sửa đổi) với 85,77% đại biểu Quốc hội tán thành.
Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Luật Công an nhân dân (sửa đổi) (Ảnh: Quốc hội)
Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Luật Công an nhân dân (sửa đổi) (Ảnh: Quốc hội)
Luật Công an nhân dân (sửa đổi) có 7 chương với 46 điều, quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm điều kiện hoạt động, chế độ, chính sách đối với công an nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật quy định, Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân là đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an. Được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ Trung ương đến cơ sở. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụchức danh của sĩ quan Công an nhân dân (Điều 25.), Luật nêu rõ, cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau: Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an. Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an, số lượng không quá 6. Trung tướng: Số lượng không quá 35. Thiếu tướng: Số lượng không quá 157.

Về thủ tục phong, thănggiáng, tước cấp bậc hàm trong Công an nhân dân, Luật quy định Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng. Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Công an. Thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và hạ sĩ quan, chiến sĩ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Về hiệu lực thi hành (Điều 45), Luật quy định rõ: Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019. Các quy định về cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/ 2019. Luật Công an nhân dân số 73/2014/QH13 ngày 27/11/2014 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Tranh luận gay gắt tại Quốc hội về ý kiến liên quan đến ngành công an
Liên quan đến ý kiến của Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng trong phiên chất vấn ngày 31/10 là "vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp", các đại...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư