-
202 tỷ USD hàng Việt được xuất khẩu sang khu vực châu Âu, châu Mỹ -
Giá xăng tăng nhẹ, chạm 20.750 đồng/lít -
Việt Nam nhập hơn 33 tỷ USD máy tính, linh kiện điện tử từ Trung Quốc -
TP.HCM tăng cường kiểm tra, đảm bảo chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ -
Ban hành mức tối đa giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản -
Khách hàng chịu chi mùa lễ hội, doanh thu của nhiều trung tâm thương mại tăng mạnh
Nếu bị tăng tần suất kiểm tra các lô hàng xuất khẩu lên mức 50%, các doanh nghiệp Việt sẽ đối mặt nhiều khó khăn. |
Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) cho biết, cơ quan này đã gửi thông tin tới đầu mối SPS của Vương quốc Anh đề nghị các nội dung liên quan đến tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm quả thanh long.
Việc này nhằm làm rõ hơn về thông tin về một số siêu thị tại Vương quốc Anh đã dừng bán thanh long Việt Nam, nguyên nhân được cho là sản phẩm có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, gây tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng.
Theo đó, cơ quan chức năng tại Anh đang đề xuất đưa thanh long Việt Nam từ Phụ lục II (sản phẩm phải được xét nghiệm và được cấp giấy chứng nhận an toàn tại Việt Nam trước khi xuất khẩu) sang Phụ lục I (sản phẩm phải được xác minh và tái kiểm thực tế 50% tại cảng đến trước khi được phép lưu thông trên thị trường).
Là đơn vị đầu mối trao đổi thông tin và triển khai thực thi các nội dung liên quan đến các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, Văn phòng SPS Việt Nam cho hay, đã nhận Công văn số 409/QLCL-HTQT của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) về việc Anh dự kiến tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm quả thanh long.
Cục Bảo vệ thực vật gửi Công văn số 1892/BVTV-ATTPMT phản hồi đề xuất sửa đổi quy định liên quan đến việc kiểm tra an toàn thực phẩm thanh long Việt Nam tại Anh.
Trên cơ sở đó, Văn phòng SPS Việt Nam đã gửi thông tin tới đầu mối SPS của Vương quốc Anh đề nghị hai nội dung. Trong đó, đề nghị Vương quốc Anh giữ nguyên tần suất kiểm tra thanh long của Việt Nam cho đến khi 2 bên có đầy đủ căn cứ.
Đồng thời, đề nghị Vương quốc Anh cung cấp hồ sơ đánh giá nguy cơ để thay đổi tần suất kiểm tra an toàn thực phẩm thanh long Việt Nam để cơ quan thẩm quyền Việt Nam nghiên cứu có ý kiến.
Văn phòng SPS Việt Nam hiện đang chờ phản hồi từ cơ quan đầu mối SPS của Vương quốc Anh.
Thanh long Việt Nam có chất lượng tốt và đã được xuất khẩu đi nhiều thị trường trên thế giới trong đó có thị trường châu Âu (EU) và Anh. Trung bình mỗi năm các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu khoảng 2.000 tấn thanh long tươi và đông lạnh sang EU.
Tần suất kiểm tra thanh long ở mức 20%, như EU quy định, từng khiến Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vnfruit) phải gửi đơn kêu cứu tới các ban, bộ, ngành, vì cho rằng tỷ lệ lấy mẫu ở mức 20% là quá cao và quá khắc nghiệt đối với hàng rau quả Việt Nam.
Khi bị tần suất kiểm tra như vậy, doanh nghiệp và người dân bị mất đi một giá trị hàng hóa bao gồm giá sản phẩm cộng chi phí logistics rất cao, đồng thời, việc kiểm tra sản phẩm kéo dài hơn 4 ngày để đáp ứng tần suất này khiến phẩm chất hàng hóa bị giảm sút khi bán ra thị trường.
Nếu nâng tần suất kiểm tra lên 50% như đề xuất của các cơ quan chức năng Vương quốc Anh thì khó khăn mà doanh nghiệp trong nước phải đương đầu sẽ là rất lớn.
Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, tính từ năm 2020 đến tháng 7/2023, Việt Nam đã xuất khẩu sang Anh 193 lô với khoảng 625 tấn thanh long tươi và đông lạnh. Đối với thị trường Anh, đến nay, Văn phòng SPS Việt Nam chưa nhận được thông báo vi phạm nào.
Do đó, Văn phòng SPS Việt Nam đã và đang đề nghị Vương quốc Anh cung cấp hồ sơ đánh giá nguy cơ để thay đổi tần suất kiểm tra an toàn thực phẩm thanh long Việt Nam để cơ quan thẩm quyền Việt Nam xem xét, đồng thời hy vọng sớm đi đến thống nhất với Anh về các giải pháp nhằm giảm tần suất kiểm tra, giúp doanh nghiệp, người dân đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu.
Thanh long là mặt hàng xuất khẩu tỷ USD, từng nhiều năm liền dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trái cây, trong đó thị trường nhập nhiều thanh long Việt Nam nhất là Trung Quốc, tuy nhiên, mặt hàng này đã tụt xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD.
-
TP.HCM tăng cường kiểm tra, đảm bảo chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ -
Xuất nhập khẩu 2024 tăng thêm 105 tỷ USD -
Ban hành mức tối đa giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản -
Khách hàng chịu chi mùa lễ hội, doanh thu của nhiều trung tâm thương mại tăng mạnh -
Thúc đẩy chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi -
Xi măng đồng loạt tăng giá từ đầu năm 2025 -
Xuất nhập khẩu với khu vực châu Á - châu Phi đạt 520 tỷ USD năm 2024
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững