
-
Việt - Nhật đồng hành, hướng tới tương lai, vươn tầm thế giới
-
Quốc hội có thể họp bất thường vào đầu năm 2024
-
Đề nghị những người được lấy phiếu tín nhiệm khắc phục hạn chế, hoàn thành tốt trọng trách
-
Chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát
-
Cắt giảm thủ tục hành chính để hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng -
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ
![]() |
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí báo cáo Quốc hội. |
Trước đó, tại báo cáo đầy đủ gửi tới Quốc hội, Viện trưởng cho biết, tội phạm về tham nhũng, chức vụ, chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đầu tư công, nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao Lê Minh Trí khẳng định, công tác giải quyết án tham nhũng, kinh tế tiếp tục thu được những kết quả tích cực; số vụ án được khởi tố tăng, tiếp tục khởi tố, điều tra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Như, vụ án xảy ra tại Oceanbank (11 bị can); vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (12 bị can); vụ án xảy ra tại BIDV (12 bị can); vụ án xảy ra tại Ethanol Phú Thọ (10 bị can), vụ án xảy ra tại Sacombank (10 bị can); vụ Đinh Ngọc Hệ và Bùi Văn Nga (8 bị can); vụ Đào Việt Khánh. Các vụ án điều tra giai đoạn 2: vụ Phan Sào Nam (3 bị can), vụ Nguyễn Trọng Thắng xảy ra tại Công ty Cổ phần Logich (5 bị can), vụ Lê Văn Kiên;...
Việc điều tra, truy tố, xét xử đúng quan điểm của Đảng và đúng pháp luật của Nhà nước, Viện trưởng đánh giá.
Báo cáo của Viện trưởng cũng nêu rõ, mặc dù, bị tác động bởi hậu quả của đại dịch Covid-19 nhưng VKSND tối cao đã tiếp tục phối hợp thực hiện nghiêm, có hiệu quả những yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; vai trò, trách nhiệm công tố ngày càng được thể hiện rõ hơn, tích cực và chủ động hơn; số lượng tài sản thu hồi lớn, tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế tăng .
Thông qua giải quyết các vụ án tham nhũng, kinh tế đã thu hồi hơn 32.273 tỉ đồng/54.902 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 59%, tăng 5,2% (tổng tài sản bị chiếm đoạt). Ngoài ra còn kê biên được 1.099.862.5 m2 đất; 77 bất động sản và 777.828,63 m3 gỗ.
Công tác điều tra tội phạm của VKSND Tối cao bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật; đã kịp thời xác minh, khởi tố điều tra nhiều vụ án dư luận quan tâm ; tỷ lệ giải quyết các vụ án hình sự tăng 9,3%; tỷ lệ thu hồi tài sản do phạm tội tham nhũng mà có tăng 11,9%. Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã thu hồi được 2,6 tỷ đồng, đạt 64,7%.
Đặc biệt, VKSND Tối cao tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, TAND Tối cao khởi tố vụ án, bị can, đẩy nhanh việc điều tra, truy tố và tiếp tục đưa ra xét xử nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn ; có nhiều bị cáo từng giữ chức vụ cao trong Đảng, Nhà nước. Như: nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; nguyên Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Công thương; nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; nguyên Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng; nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh;…
VKSNDTC quán triệt nghiêm quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” trong phòng, chống tham nhũng, được dư luận xã hội đồng tình, đánh giá cao, tiếp tục củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và cơ quan tư pháp - Viện trưởng nhấn mạnh.
Về Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2020, Viện kiểm sát đã kiểm sát 76.924 người bị tạm giữ, tăng 10.422 người (15,6%), 125.706 người bị tạm giam , tăng 17.139 người (14,9%). Kiểm sát 85.820 người bị kết án, tăng 6.815 người (8,6%); Tòa án đã ra quyết định thi hành án đối với 85.177 người; cơ quan chức năng đã đưa 86.057 người bị kết án đi thi hành. Kiểm sát 175.496 người chấp hành án phạt tù, trong đó, 5.803 người chấp hành án tù chung thân; 123.750 người chấp hành án tù có thời hạn; 40.303 người thi hành án treo và 5.640 người thi hành án cải tạo không giam giữ. Kiểm sát 1.749 trường hợp bị kết án tử hình (thụ lý mới 525 bị án); trong đó, đã thi hành 72 bị án, số giảm trong kỳ 105 bị án , đang giam giữ 1.645 bị án .
Qua kiểm sát, đã kịp thời ban hành 3.925 kiến nghị, kháng nghị yêu cầu cơ quan chức năng khắc phục vi phạm pháp luật. Điển hình, VKSND Tối cao đã ban hành: kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Nghị định số 64/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 về quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh và xử lý nghiêm những vi phạm trong khám, chữa bệnh cho đối tượng bắt buộc chữa bệnh; kiến nghị Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo khắc phục, phòng ngừa vi phạm trong thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.
VKSND Tối cao cũng kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công an tăng cường chỉ đạo kiểm tra, khắc phục vi phạm, tồn tại trong việc thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Các nội dung kiến nghị đều được các cơ quan liên quan tiếp thu, chỉ đạo thực hiện, theo đó tiếp tục thực hiện tốt việc phát hiện, phòng ngừa, khắc phục vi phạm trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.

-
Nhiều vấn đề nóng sẽ được chất vấn tại kỳ họp cuối năm của Quảng Ngãi -
Quốc hội có thể họp bất thường vào đầu năm 2024 -
Đề nghị những người được lấy phiếu tín nhiệm khắc phục hạn chế, hoàn thành tốt trọng trách -
Chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát -
Cắt giảm thủ tục hành chính để hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng -
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ -
Quốc hội “giục” trình cơ chế đặc thù cho ba chương trình mục tiêu quốc gia
-
Phiêu lưu trong thế giới của 1664 Blanc và khám phá những bất ngờ hứng khởi
-
Alibaba.com hợp tác tuyển chọn 100 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam
-
Tại sao hệ tiêu hóa khỏe giúp ngăn ngừa stress?
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững
-
BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng