-
Khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025 -
Thái Bình sẵn sàng cho dự án nhiệt điện LNG: Bước đột phá về an ninh năng lượng -
Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án sân bay Long Thành -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT
Sau 35 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang có cơ hội lịch sử để đón dòng vốn chất lượng cao trong lĩnh vực công nghiệp 4.0, qua đó góp phần quan trọng “nâng chất” nền kinh tế và hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng của dân tộc.
Bài 2: Ngôi sao đang lên
Cùng với việc thu hút được một nguồn lực lớn vốn đầu tư nước ngoài (lũy kế đến nay đạt hơn 462 tỷ USD), Việt Nam đang chuyển mình thành một “ngôi sao đang lên” trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Rồng” đã vào nhà
BYD là công ty sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc có trụ sở ở Thâm Quyến. Doanh số bán hàng của BYD tăng nhanh trong năm 2023, nhưng hiện tại, đa phần đến từ thị trường Trung Quốc. Bởi thế, BYD đang muốn mở rộng thị trường và có kế hoạch xây một nhà máy sản xuất xe điện ở Việt Nam, với quy mô có thể lên tới 250 triệu USD.
Trong cuộc gặp Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vào tháng 5/2023, ông Wang Chuanfu, Chủ tịch BYD bày tỏ hy vọng rằng, Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Công ty hoàn thành các thủ tục đầu tư và nhanh chóng bắt đầu sản xuất xe điện. Cùng với đó, BYD sẽ hình thành chuỗi doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ cho dự án này.
Đó là một thông tin quan trọng. Nhưng điều khiến BYD trở thành tâm điểm chú ý trong những ngày gần đây là việc Apple, công ty lớn nhất toàn cầu với giá trị vốn hóa hiện lên tới hơn 3.000 tỷ USD, sẽ hợp tác với BYD để chuyển Nguồn lực phát triển sản phẩm (NPI) iPad sang Việt Nam.
Nikkei Asia Review vừa đưa tin như vậy. Theo kế hoạch, quá trình thẩm định kỹ thuật để sản xuất thử nghiệm mẫu iPad này sẽ bắt đầu vào giữa tháng 2/2024 và dự kiến được hoàn thiện vào nửa cuối năm 2024.
Thực tế, BYD đã bắt đầu hoạt động đầu tư tại Việt Nam từ tháng 9/2021, với quy mô nhà máy ở Phú Thọ là 269 triệu USD và năm nay, tăng thêm 183,7 triệu USD. Đó chính là nơi BYD sản xuất, lắp ráp iPad cho Apple, từ tháng 8/2022.
Nhưng giữa sản xuất, lắp ráp và chuyển NPI sang là hai câu chuyện khác nhau. NPI đòi hỏi phải có các nguồn lực đáng kể từ cả Apple lẫn các nhà cung cấp, không chỉ về kỹ sư, mà còn phải đầu tư phòng thí nghiệm để kiểm nghiệm các tính năng mới của sản phẩm. Hầu hết quy trình này đang thực hiện tại Trung Quốc, với sự hợp tác của các kỹ sư từ trụ sở chính của Apple. Lần đầu tiên, Apple chuyển NPI sang Việt Nam. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple lớn như thế nào.
“Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng và chiến lược trong sản xuất, có tiềm năng trở thành một trong những trung tâm sản xuất toàn cầu tiếp theo”, ông Ivan Lam, nhà phân tích kỹ thuật của Counterpoint Research nói với Nikkei Asia Review và cho biết, bản đồ chuỗi cung ứng gần đây của Apple đã cho thấy khả năng của cơ sở tại Việt Nam trong sản xuất và mở rộng sản xuất iPad.
Năm 2016, đã từng có thông tin rằng, “gã khổng lồ” công nghệ Apple có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng một trung tâm cơ sở dữ liệu phục vụ khu vực châu Á. Apple cũng đã đến một số địa phương để tìm hiểu, trong đó có Hà Nội, để lên kế hoạch “gửi chân” vào thị trường Việt Nam.
Kế hoạch đó sau này không được nhắc tới nữa, nhưng hơn cả việc xây dựng trung tâm dữ liệu, Apple đã quyết định dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Đó là lý do vì sao, lần lượt, Foxconn, Pegatron, Winston, Luxshare, Goertek, BYD… đã không ngừng đầu tư và mở rộng nhà máy tại Việt Nam. Cả AirPod, MacBook… đều đã được các nhà sản xuất của Apple đưa tới Việt Nam.
Hơn cả “gửi chân”, “Rồng” đã vào nhà. Apple không có nhà máy sản xuất trực tiếp, nhưng tại Việt Nam, hiện đã có 31 nhà máy do các đối tác sản xuất thiết bị gốc đầu tư ở 14 tỉnh, thành phố.
Nhưng con số sẽ không dừng lại ở đó. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Mỹ hồi tháng 5/2023, ông Tim Cook, CEO của Apple cho biết, Apple muốn tham gia ngày càng sâu và mở rộng chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam.
Ngôi sao đang lên
Khu sản xuất của Goertek tại KCN Quế Võ lên đến gần 400.000 m2, với hơn 30.000 nhân công. Nếu không tận mắt chứng kiến, sẽ không thể ngờ quy mô hoạt động của Goertek tại Việt Nam lớn đến vậy.
Goertek đến Việt Nam từ năm 2013, sau khi có các hợp đồng cung ứng linh kiện cho Samsung, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.
Vào thời điểm đó, khoảng 1/3 sản lượng của Goertek dành cho khách hàng Samsung. Hiện tại, bên cạnh Samsung, Goertek còn có nhiều khách hàng khác.
Trong một cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Đầu tư hồi giữa năm 2021, Tổng giám đốc Goertek Việt Nam, ông Yoshinaga Kazuyoshi, đã nhắc đến một khách hàng lớn toàn cầu có mã số “001”. Khoảng 50% tai nghe không dây của khách hàng này được Goertek sản xuất tại Việt Nam.
Vì những lý do bảo mật, tên khách hàng của Goertek được mã hóa. Nhưng năm 2021 là thời điểm giới truyền thông rộ lên thông tin rằng, AirPod được sản xuất tại Việt Nam. Đó cũng chính là năm mà Goertek, dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19, song doanh thu tại Việt Nam vẫn tăng hơn 20%, đạt 3,3 tỷ USD.
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu trong cuộc gặp với cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu năm 2023
Từ đó tới nay, Goertek không ngừng mở rộng đầu tư, ở cả Bắc Ninh và Nghệ An. Khách hàng của Goertek không chỉ có Samsung, hay Apple, mà còn nhiều “ông lớn” công nghệ khác. Sau 10 năm, vốn đầu tư của Goertek chỉ riêng ở Bắc Ninh đã tăng lên gần 1 tỷ USD. Đầu năm nay, một khoản đầu tư 280 triệu USD đã được triển khai ở KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh.
Ông Jiang Bin, Chủ tịch Tập đoàn Goertek, trong cuộc gặp với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cách đây chưa lâu cho biết, Goertek sẽ tăng vốn đầu tư tại Bắc Ninh lên gấp 3-4 lần so với hiện tại. Đó chắc chắn là một con số không nhỏ.
Không chỉ Goertek hay các đối tác khác của Apple, mà nhiều nhà đầu tư khác cũng đã và đang tiếp tục “nhắm đến” Việt Nam. Samsung và LG, trong 2 năm gần đây cũng liên tục tăng thêm vốn đầu tư. Năm ngoái, Samsung đầu tư thêm hơn 2 tỷ USD vào các nhà máy ở Thái Nguyên và TP.HCM. LG cũng không kém. Sang đầu năm nay, LG Innotek tăng vốn đầu tư thêm hơn 1 tỷ USD… Chính khoản đầu tư lớn của các doanh nghiệp này, cùng với Amkor, Hana Micron… đã đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới.
“Các tập đoàn công nghệ hàng đầu chuộng đầu tư vào Việt Nam”, ông Christopher J Marriott, Tổng giám đốc Savills Đông Nam Á cho biết và khẳng định, Việt Nam được xem là một trong những điểm đến nổi bật với năng lực sản xuất đạt mức kỳ vọng của các nhà đầu tư quốc tế.
Thậm chí, Ngân hàng HSBC nhận định rằng, Việt Nam đã “chuyển mình” thành một “ngôi sao đang lên” trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chiếm được thị phần toàn cầu đáng kể trong nhiều lĩnh vực, trong đó có dệt may, da giày, điện tử...
Nhưng không chỉ là dệt may, da giày như trước kia, kể từ năm 2008, rất nhiều “người khổng lồ” công nghệ đã chuyển chuỗi cung ứng của họ đến Việt Nam. Xu hướng này càng phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và cả thời kỳ đại dịch, khiến xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng ngày càng mạnh mẽ hơn.
Đó là lý do mà chỉ trong 11 tháng năm 2023, dù chịu ảnh hưởng của sức mua toàn cầu suy giảm, xuất khẩu đồ điện tử của Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực. Trong đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 48,49 tỷ USD (thấp hơn con số 54,89 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái). Còn xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử là 51,64 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 6,79 tỷ USD; máy móc, thiết bị phụ tùng khác 39,28 tỷ USD…
Con số tới đây sẽ tiếp tục tăng lên, khi các doanh nghiệp bán dẫn tăng tốc đầu tư vào Việt Nam. “Việt Nam đã chứng minh được rằng, quốc gia có đủ khả năng để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, Chủ tịch Hiệp hội Bán dẫn Mỹ John Neuffer nhấn mạnh.
Bước ngoặt 35 năm
Kể từ sau dự luật lịch sử - Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tháng 12/1987, Việt Nam đã trở thành một điển hình thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài, mà nói đúng hơn, giờ đây đã trở thành “hợp tác đầu tư nước ngoài”.
Vào tháng 10/2018, khi tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc đến một nội hàm mới trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đó là sẽ không đơn thuần là “thu hút” vốn, Việt Nam sẽ “hợp tác” với nhà đầu tư nước ngoài; Việt Nam sẽ không chỉ là nơi nhận các nguồn vốn do giới đầu tư - kinh doanh mang đến, mà sẽ ở thế chủ động, hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, lựa chọn, để nâng tầm trình độ sản xuất, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế quốc gia, để nguồn lực đầu tư nước ngoài mang lại lợi ích cho cả nhà đầu tư, Nhà nước, nền kinh tế ở cả góc độ kinh tế, xã hội, môi trường...
Điều này sau đó đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Định hướng thu hút đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghiệp 4.0… cũng đã được nêu rõ trong nghị quyết này. Đó chính là một bước ngoặt quan trọng, mang lại cho Việt Nam những thành công to lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, kể từ năm 2018.
Số liệu được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính lũy kế đến ngày 20/11/2023, cả nước có 38.844 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 462,4 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 294,2 tỷ USD, bằng 63,6% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Trong đó, chỉ kể từ năm 2018 đến nay, vốn đầu tư đăng ký đạt 200 tỷ USD, còn vốn giải ngân đạt 111,85 tỷ USD, tương ứng chiếm 43,25% và 38% tổng nguồn lực đầu tư nước ngoài mà Việt Nam có được trong 35 năm qua.
Và không chỉ là số vốn, điều quan trọng là, nguồn lực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có bước dịch chuyển lớn, hướng vào các lĩnh vực công nghệ cao, đưa Việt Nam bước lên nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị. Nguồn lực đầu tư nước ngoài cũng đã có đóng góp to lớn cho kinh tế - xã hội Việt Nam. Điều này đã được khẳng định trong 35 năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây, khi kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch.
Những so sánh đã đủ thấy, 5 năm qua, trong đó có 3 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, Việt Nam đã trở thành “ngôi sao đang lên” như thế nào. Dù danh xưng đó nhiều năm trước đã được các nhà đầu tư, giới chuyên gia quốc tế nhắc đến, nhưng có lẽ giờ đây, Việt Nam mới thực sự là “ngôi sao đang lên”.
GS. Carl Thayer, một nhà Việt Nam học hiện sống ở Australia, mới đây cùng viết một cuốn sách với tựa đề “Việt Nam: Ngôi sao đang lên của châu Á”. Đó không chỉ là nhận định của các chuyên gia quốc tế, mà còn là khát vọng của Việt Nam, trong không chỉ thu hút đầu tư nước ngoài, mà cả phát triển kinh tế nói chung.
Nhưng khát vọng là một chuyện. Cần hành động để biến giấc mơ đó thành hiện thực.
(Còn tiếp)
-
Khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025 -
Thái Bình sẵn sàng cho dự án nhiệt điện LNG: Bước đột phá về an ninh năng lượng -
Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án sân bay Long Thành
-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT -
BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm Đồng -
Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới -
Phần vốn nhà nước trong dự án PPP để “hỗ trợ” chứ không phải “góp vốn” -
Dự thảo Luật PPP cho phép tùy điều kiện địa phương để chọn cơ chế BT phù hợp -
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,26 tỷ sau 10 tháng năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum
- Bee Logistics đón nhận giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024: Khẳng định uy tín toàn cầu
- HKDO - Lợi ích toàn diện cho hộ kinh doanh và cơ quan quản lý
- InterGreat Education Group được vinh danh tại Giải thưởng SME100 châu Á 2024
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024