-
Vicostone - 22 năm tiên phong phát triển xanh -
Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững -
Xây dựng tương lai bền vững cho cộng đồng ven biển trước biến đổi khí hậu -
Thách thức lớn khi đẩy mạnh đầu tư phát triển xanh -
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng 2024: Vinh danh sáng kiến vì tương lai bền vững -
Vingroup và Vinachem hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh
Vẫn còn nhiều rào cản
Theo thống kê, hiện nay Hà Nội có khoảng 20 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất rau, hoa, cây ăn quả, giống lúa mới; 9 doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; 250 doanh nghiệp đầu tư sơ chế, chế biến, tiêu thụ nông sản... Song, việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Hà Nội vẫn đang gặp không ít rào cản.
Hà Nội chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất rau, hoa, cây ăn quả, giống lúa mới. |
Một số nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp, hợp tác xã gặp nhiều khó khăn có thể kể đến như: Thứ nhất, nông nghiệp là một lĩnh vực có rủi ro cao, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan như thời tiết, dịch bệnh, biến đổi khí hậu... Do đó, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc dự đoán và quản lý rủi ro, dẫn đến sự ngần ngại trong việc đầu tư vào nông nghiệp.
Thứ hai, vẫn còn thiếu hạ tầng phát triển. Việc phát triển nông nghiệp đòi hỏi một hạ tầng phát triển tốt, bao gồm hệ thống giao thông, điện, nước và viễn thông. Tuy nhiên, nhiều khu vực nông thôn vẫn thiếu hụt các yếu tố này, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án nông nghiệp.
Thứ ba, khó khăn về nguồn vốn và quỹ đất. Nhiều doanh nghiệp không có đủ tài chính để đầu tư vào phát triển nông nghiệp bởi ban đầu cần bỏ ra một số vốn lớn, việc vay vốn từ ngân hàng cũng gặp khó khăn do lãi suất cao. Bên cạnh đó, Hà Nội có tốc độ đô thị hóa cao, nên việc thuê đất sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Thứ tư, khó khăn trong việc tiếp cận thị trường. Đây là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp nông nghiệp. Việc tiếp cận thị trường đòi hỏi sự quảng bá, tiếp thị và xây dựng mạng lưới kinh doanh chuyên nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận thị trường một cách hiệu quả dẫn đến giảm khả năng tiếp thị sản phẩm nông nghiệp.
Thứ năm, mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà phân phối trong sản xuất, tiêu thụ nông sản còn lỏng lẻo. Nguyên nhân là do quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún. Do đó, doanh nghiệp chế biến, phân phối sản phẩm khó có thể ký kết hợp đồng đơn lẻ với hàng trăm hộ nông dân với quy mô sản xuất và trình độ canh tác khác nhau, gây ra tình trạng "được mùa, mất giá".
Mặc dù đầu tư vào ngành nông nghiệp còn nhiều khó khăn, lợi nhuận nếu so với nhiều ngành nghề khác có thể là chưa bằng, nhưng việc đầu tư vào nông nghiệp cũng chính đang phát huy thế mạnh nổi bật của nước ta khi là nước nông nghiệp và đặc biệt hơn là tạo điều kiện sinh kế, tăng thu nhập cho người nông dân.
Do vậy, ngành nông nghiệp rất cần những cơ chế, chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư để không những đưa ngành nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, mang lại giá trị cao mà còn mang lại những vùng quê ấm no, có thu nhập thường xuyên cho chính người nông dân lao động cần cù, “một nắng hai sương”.
Tạo cơ chế, chính sách để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Để doanh nghiệp là người đồng hành, dẫn dắt và thúc đẩy hoạt động kinh tế nông nghiệp, các địa phương cần có một chính sách nhất quán, hài hòa, đồng bộ về quy hoạch nông nghiệp, định hướng phát triển bền vững.
Trước hết, cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định cho doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt quy định phức tạp và tăng cường sự minh bạch trong quản lý.
Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành có thể hỗ trợ, cung cấp cho các doanh nghiệp tại địa phương các gói tài trợ, vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu. Điều này giúp giảm bớt rủi ro tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư.
Ngoài ra, hỗ trợ công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Nhà nước có thể cung cấp thông tin về công nghệ mới, hỗ trợ đào tạo và chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Điều này giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm bớt công sức và tăng cường hiệu quả sản xuất.
Ngoài những chính sách trên, các sở, ban, ngành cũng cần xây dựng cơ chế khen thưởng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, địa phương có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên từng địa bàn.
-
Dự án Bữa ăn học đường mở rộng đến những trường tiểu học chưa có bếp ăn -
Việt Nam cần trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển -
Thách thức lớn khi đẩy mạnh đầu tư phát triển xanh -
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng 2024: Vinh danh sáng kiến vì tương lai bền vững -
Nông thôn mới tiếp tục là động lực phát triển kinh tế - xã hội -
Cần ít nhất 300 tỷ USD mỗi năm để ứng phó với tình trạng nóng lên toàn cầu -
Vingroup và Vinachem hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/12 -
2 Cập nhật tiến độ các dự án tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu -
3 Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồng -
4 Việt Nam sẵn sàng tăng tốc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn -
5 Hà Nội: Chung cư chưa có sổ hồng nhưng vẫn có giá lên tới 85 triệu đồng/m2
- VINACONEX và Đại học Xây dựng Hà Nội hợp tác đào tạo ngành đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị
- CT Group và những dấu ấn công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
- Nhựa Tiền Phong lần thứ 4 đạt giải Vàng Chất lượng Quốc gia
- Xu hướng đào tạo tiếng Anh trực tuyến cho doanh nghiệp Việt Nam
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024