
-
Hà Nội níu chân du khách bằng sản phẩm du lịch đêm đặc sắc
-
Đà Lạt lọt Top 5 điểm đến tiết kiệm hàng đầu châu Á mùa Hè 2025
-
Di tích Tháp bà Pô Nagar là di tích Quốc gia đặc biệt
-
Sheraton Hanoi Hotel được đề cử 4 hạng mục tại Luxe Global Awards 2025
-
Sức bật mới cho du lịch Hà Nội từ những sản phẩm sáng tạo -
Sức sống mới tại 63 điểm du lịch tiêu biểu vùng ĐBSCL
Những năm qua, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam liên tục gia tăng. Riêng năm 2019, cả nước đón 18 triệu lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay, thu về nguồn ngoại tệ lớn.
Khách quốc tế đến Việt Nam cùng với du lịch trong nước đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nhiều ngành có liên quan (như vận tải, nhất là hàng không, dịch vụ lưu trú, ăn uống…) và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương.
Đón khách quốc tế cũng là hình thức trực tiếp giới thiệu với thế giới hình ảnh của Việt Nam - một đất nước hòa bình, một điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn với nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, ẩm thực độc đáo…
Bước sang năm 2020, Covid-19 bùng phát khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam sụt giảm mạnh. Tháng 6, Việt Nam đón lượng khách quốc tế thấp nhất 4 năm qua sau thời gian dài phòng, chống Covid-19. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 6/2020 chỉ đạt 8.800 lượt người, giảm 61,3% so với tháng 5/2020 và giảm 99,3% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng khách này chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài đến làm việc tại các dự án ở Việt Nam.
Tính chung 7 tháng, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt, giảm 61,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách du lịch bằng đường hàng không giảm mạnh nhất, lên tới 60,5%.
Trong 29 quốc gia và vùng lãnh thổ có du khách tới Việt Nam, ngoài Campuchia, các thị trường còn lại đều giảm lượng khách, trong đó giảm mạnh nhất là khách từ Trung Quốc.
Sự sụt giảm khách quốc tế đến Việt Nam tác động trực tiếp tới doanh thu của ngành du lịch, khiến kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch giảm sâu. 6 tháng đầu năm, xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đạt 2,438 tỷ USD, giảm 56,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Cùng với đó, nhiều hoạt động có liên quan đến du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng bị ảnh hưởng. So với cùng kỳ năm 2019, luân chuyển hành khách 7 tháng năm 2020 giảm 26,7% (riêng hàng không giảm sâu tới 51,2%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng riêng của ngành du lịch lữ hành giảm 53,2%. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trong ngành du lịch và các ngành có liên quan là bài toán không dễ tìm lời giải.
Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là thách thức lớn đối với ngành du lịch. Kết quả khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2020 sẽ phụ thuộc vào tình hình khống chế Covid-19. Trong bối cảnh này, ngành du lịch cần tiếp tục chủ động vượt khó, vừa phòng chống dịch, vừa tích cực chuẩn bị kế hoạch, chương trình, sản phẩm để có thể tăng tốc trở lại khi Covid-19 được kiểm soát tại Việt Nam và trên thế giới.

-
Sức bật mới cho du lịch Hà Nội từ những sản phẩm sáng tạo -
Du lịch xanh trở thành tiêu chí đầu tư mới của doanh nghiệp lớn -
Sức sống mới tại 63 điểm du lịch tiêu biểu vùng ĐBSCL -
Du lịch Huế phục hồi mạnh mẽ, khẳng định vị thế điểm đến quốc gia -
Cơ hội thúc đẩy du lịch Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ -
Vietnam Airlines sắp chào đón hành khách thứ 350 triệu -
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 20,7% sau 6 tháng năm 2025
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông