-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công
Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn là một trong số đại công trường giao thông thi công sôi động nhất hiện nay khi toàn bộ 11 gói thầu xây lắp tại Dự án đều đã được triển khai. |
“Bộ GTVT quyết tâm xây dựng Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông trở thành dự án kiểu mẫu về tổ chức thi công, quản lý chất lượng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tinh thần này cần phải được chủ đầu tư quán triệt, theo đôn đốc sát sao tới các nhà thầu, từ cán bộ ban điều hành tới từng kỹ sư, công nhân toàn công trường ngay từ giai đoạn đầu triển khai Dự án”, ông Thọ khẳng định trong chuyến kiểm tra hiện trường Dự án vào cuối tuần trước.
Dự án xây dựng đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn là 1 trong 11 dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Đây cũng là 1 trong 3 dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư.
Trước đó, tại lễ khởi công Dự án vào tháng 9/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu chủ đầu tư, các đơn vị thi công, chính quyền địa phương phải làm tốt chức trách của mình để biến dự án này thành dự án kiểu mẫu cho các dự án khác.
“Việc đảm bảo chất lượng của công trình là yếu tố tiên quyết, sống còn tại Dự án kiểu mẫu này”, Thủ tướng quán triệt.
Được biết, xác định rõ trách nhiệm của mình, ngay từ khi xây dựng kế hoạch triển khai Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam, Bộ GTVT đã phân giao trách nhiệm rất cụ thể đến từng Thứ trưởng phụ trách cũng như các Ban quản lý dự án trực thuộc được giao quản lý nhằm đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của công trình.
“Định kỳ hàng tháng, đích thân đồng chí Bộ trưởng chủ trì cuộc họp trực tuyến để kiểm điểm tiến độ. Đồng thời các đồng chí thứ trưởng cũng thường xuyên trực tiếp bám hiện trường từng dự án để kiểm tra, đôn đốc quá trình triển khai thực hiện cũng như nắm bắt và giải quyết ngay những bất cập, không để trở thành những tồn tại kéo dài trở thành các đường găng tiến độ”, ông Nguyễn Duy Lâm, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng công trình giao thông cho biết.
Đã triển khai thi công đồng loạt
Thứ trưởng Lê Đình Thọ (áo trắng, đội mũ) trao đổi với lãnh đạo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và các nhà thầu về các vướng mắc trên công trường. |
Theo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, tính đến nay toàn bộ 11 gói thầu xây lắp thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đã ký được hợp đồng. Tất cả các nhà thầu đã đủ điều kiện pháp ly và bắt đầu triển khai các mũi thi công, trong đó 2 gói thầu XL1, XL2 qua địa phận tỉnh Quảng Trị đã đạt khối lượng thi công trên 20%.
“Thời điểm trước Tết nguyên đán do bước vào mùa mưa nên tiến độ thi công không thuận lợi. Sau Tết chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng hiện nay tốc độ triển khai thi công trên công trường đã tăng tốc với nhịp độ khẩn trương hơn. Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã bố trí gần như toàn bộ lực lượng cán bộ quản lý, cũng như cán bộ kỹ thuật thường trực tại hiện trường với với mục tiêu là công tác nền đất phải xong trước mùa mưa... Chúng tôi cũng đã ban hành sổ tay kỹ thuật, quy trình chất lượng để hướng dẫn, theo dõi và làm căn cứ nghiệm thu từng hạng mục của công trình” Ông Lâm Văn Hoàng – Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết.
Vướng mắc khó khăn nhất tại Dự án hiện nay là mặt bằng bãi đổ thải, điều phối đất đắp giữa một số gói thầu do vướng mặt bằng, thiếu vật liệu đất đắp.
Đơn cử, gói thầu XL 9 có 3,5km tuyến chính, 1,6km tuyến tránh Huế, cầu Tuần và một số cầu nhỏ. Tuy nhiên đến nay, trong 3,5km tuyến chính nhà thầu chỉ mới triển khai được 1,1km, còn 1,6km tuyến tránh Huế chưa được địa phương bàn giao mặt bằng.
“Với vướng mắc trên, hiện nay chỉ mới bố trí được 1/3 mũi thi công nền đường. Còn đối với phần cầu, trong phương án thi công triển khai 5 mũi, nhưng hiện nay còn 2 mũi chưa có mặt bằng để triển khai”, đại diện Gói thầu XL 9 cho hay.
Đáng chú ý, gói thầu số 9 có tổng số khối lượng đắp nền đường khoảng hơn 500.000m3, theo thiết kế điều phối nội bộ khoảng 150.000m3, còn lại 350.000m3 điều phối từ gói 8 về, nhưng hiện nay, mặt bằng gói 8 chưa được bàn giao đầy đủ, những vị trí điều chuyển từ gói 8 về gói 9 cũng rất khó khăn. Còn bãi đổ thải trong hồ sơ thầu chỉ được 1 vị trí, nhưng hiện nay địa phương xác định là không được đổ mà phải tìm vị trí khác...
Theo nhà thầu thi công gói XL 6, mặc dù mới nhận được mặt bằng khoảng 20 ngày nhưng đã triển khai ngay 6 mũi thi công; tuy nhiên khó khăn ban đầu khối lượng đất đắp của gói thầu là khoảng trên 1 triệu m3, tuy nhiên các mỏ trong thiết kế đã không còn đất hoặc chưa được cấp phép nên khối lượng điều phối hiện nay là rất thấp không đảm bảo yêu cầu. Để tìm nguồn vật liệu này phải đi trên 20km, nhưng các mỏ không báo giá hoặc không có trữ lượng bán… Gói 6 hiện mới hợp đồng được khoảng 230.000m3 trong năm nay để đắp đường công vụ. Còn khối lượng tuyến chính, trước tình trạng trên, chủ đầu tư đã cùng nhà thầu đi điều tra giấy phép, công suất mỏ để đề xuất với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Cũng theo các nhà thầu, công suất mỏ khai thác chủ yếu khoảng 50.000 m3/năm,nhưng hiện nay chủ yếu cung cấp cho các dự án khác đang triển khai trong tỉnh hết. Trên địa bàn Thừa Thiên - Huế hiện có 3 dự án lớn có nhu cầu đất đắp nền đó là mở rộng sân bay Phú Bài khoảng 1 triệu m3, dự án Green City khoảng 700.000 m3 và Cam Lộ - La Sơn khoảng 2,5 triệu m3 . Các giấy phép 6 mỏ trên địa bàn dự kiến có thể cấp cho dự án Cam Lộ- La Sơn được khoảng 250.000 m3 công suất, chỉ được khoảng 10% so với nhu cầu.
Một vấn đề, rất được các nhà thầu quan tâm, và thể hiện sự lo lắng đó là rất nhiều mỏ đang báo giá là 50.000 đồng/m3 gần như đắt gấp đôi so với mặt bằng chung; điều đó dẫn đến nguy cơ “bể” dự toán, gây ảnh hưởng đến tiến độ.
Tuy nhiên, đại diện đơn vị Tư vấn giám sát, đại diện các Nhà thầu, đơn vị thi công vẫn quyết tâm hoàn thành đúng trách nhiệm của mình đối với tiến độ, chất lượng của công trình và cũng đã nêu rõ những khó khăn, vướng mắc cần sự tháo gỡ để đảm bảo điều kiện triển khai tổng lực các mũi thi công.
Thi công xong nền đường trước mùa mưa năm 2020
Việc kiểm soát chất lượng các vật liệu đầu vào tại Dự án được lãnh đạo Bộ GTVT đặc biệt quan tâm. |
Mặc dù đánh giá cao các đơn vị triển khai dự án nhưng Thứ trưởng Lê Đình Thọ vẫn yêu cầu các đơn vị liên quan phải thực hiện tốt từ khâu tổ chức thi công, kiểm soát chất lượng vật liệu, thiết bị đưa vào công trường.
“Nhà thầu, tư vấn giám sát, chủ đầu tư phải chung tay vượt khó để tạo nên một sản phẩm đúng như mong đợi chung”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, các gói thầu của dự án nên học tập mô hình Gói XL 1 và XL 2 trên cơ sở quy định về khâu tổ chức hiện trường. Kiểm soát chặt chẽ từ con người, phương tiện, xe chở vật liệu vào đều phải đăng ký, xe nào không đăng ký Tư vấn giám sát, Ban quản lý dự án phải có trách nhiệm nhắc nhở, nếu tái diễn lần 3 đình chỉ luôn. Mỏ vật liệu phải lấy đúng nơi quy định..
“Đây là công trình trọng điểm quốc gia, được nhân dân cả nước cũng như các cơ quan quản lý nhà nước hết sức quan tâm, giám sát chặt chẽ. Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Tư vấn giám sát cũng như các nhà thầu trước tiên phải siết chặt kỷ luật tổ chức lao động; tổ chức thi công phải chuyên nghiệp và khoa học, chuyên nghiệp từ đồng phục, thái độ làm việc của đội ngũ nhân lực của tất cả các đơn vị; phải quán triệt loại trừ chủ nghĩa kinh nghiệm trong quản lý và thi công; đặc biệt phải tuân thủ tuyệt đối mọi quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng làm cơ sở để hoàn thiện các hồ sơ phục vụ công tác nghiệm thu, thanh toán từng hạng mục thi công” ông Thọ nhấn mạnh và chỉ đạo các nhà thầu chấp hành quy định lắp đặt giám sát hành trình của phương tiện vận tải ra vào công trường để nâng cao việc kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu cung ứng cho công trình; cần thiết phải lắp đặt camera giám sát tại công trường.
Liên quan đến tiến độ Dự án, Thứ trưởng Lê Đình Thọ chỉ đạo các đơn vị thi công phải hoàn thành việc thi công nền đường trước mùa mưa để đảm bảo hiệu quả và chất lượng công trình.
“Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh phải làm việc ngay với chính quyền địa phương để tháo gỡ những vướng mắc về mỏ vật liệu cũng như giá vật liệu. Ban đóng vai trò là cơ quan thay mặt Bộ tập trung tháo gỡ những bất cập về bãi thải, vật liệu và mặt bằng. Những gì vượt thẩm quyền phải báo ngay với Bộ để có chỉ đạo, xử lý kịp thời”, Thứ trưởng chỉ đạo.
-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Đà Nẵng: 51 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ -
Quảng Ngãi: Góp ý bổ sung đối với hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị 1.355 ha
-
Ninh Thuận đã thu hút được 472 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 238.000 tỷ đồng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
Bình Định hủy thông báo mời thầu, dừng lựa chọn nhà đầu tư nhà máy xử lý rác 1.500 tỷ -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Quảng Nam "lắc đầu" với dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại Núi Mun -
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử