Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường lo quản lý nhà nước khó khi giảm thủ tục
Khánh An - 20/09/2017 08:57
 
Chỉ đạo sửa Nghị định 38/2012/NĐ-CP để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thủ tục công bố phù hợp an toàn thực phẩm, song Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vẫn lo doanh nghiệp gian lận.
.

Thứ trưởng Trương Quốc Cường chủ trì cuộc họp thống nhất một số nội dung của Dự thảo Nghị định sửa đổ, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2012/NĐ-CP

Bộ Y tế muốn gỡ dứt điểm Nghị định 38/2012/NĐ-CP

Một cuộc họp với tên gọi khá đặc biệt là để thống nhất một số nội dung của Dự thảo Nghị định sửa đổ, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2012/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã được tổ chức tại Bộ Y tế, với sự chủ trì của Thứ trưởng Trương Quốc Cường.

Phòng họp chiều ngày 19/9 không còn chỗ ngồi, nhiều người đã phải đứng. Nhiều doanh nghiệp đã có mặt bởi trước đó 10 ngày, vào ngày 8/9, tại cuộc đối thoại với doanh nghiệp về vấn đề này do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, hàng loạt vấn đề đã được thống nhất đưa vào nội dung Dự thảo sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP. Họ muốn tận mắt nhìn thấy các điều khoản cụ thể.

Thực tế, một số nội dung mới trong Dự thảo sửa đổi đã được Bộ Y tế đưa ra lấy ý kiến được các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp ghi nhận.

Liên quan đến vấn đề công bố hợp quy, Dự thảo đề nghị phương án thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm sẽ thuộc nhóm sản phẩm doanh nghiệp tự công bố.

“Doanh nghiệp sẽ tự công bố hợp quy đối với sản phẩm đã có quy chuẩn và công bố phù hợp an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn. Bản tự công bố sẽ được gửi tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan tiếp nhận chúng tôi đề nghị là sở y tế các địa phương. Sau 7 ngày nếu các sở y tế không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo nội dung đã công bố”, bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, đại diện Ban soạn thảo giới thiệu nội dung mới của Dự thảo.

Còn lại, theo bà Nga, các nhóm thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm/chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các thực phẩm có công bố tác dụng đến sức khỏe đều phải nộp hồ sơ công bố đến Bộ Y tế để được thẩm định.

Hiện tại, toàn bộ các loại sản phẩm trên đều phải thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận phù hợp quy định an toản thực phẩm tại Bộ Y tế.

Dự thảo sửa đổi Nghị định 38 đã bổ sung thêm các trường hợp miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu. Đó là các sản phẩm nhập khẩu đểu sản xuất hàng xuất khẩu, không bán cho các cơ sở khác và sản phẩm sau khi sản xuất không tiêu thụ tại thị trường trong nước; thực phẩm nhập khẩu để bán tại các cửa hàng miễn thuế, thực phẩm chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất...

Đặc biệt, các sản phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu sau 3 lần kiểm tra liên tục trong vòng 12 tháng sẽ được kiểm tra theo phương thức kiểm tra giảm, nghĩa là chỉ kiểm tra hồ sơ, không lấy mẫu như kiểm tra chặt.

“Trong vòng 1 tuần tới, đề nghị các ý kiến dóng góp cho Dự thảo gửi Cục An toàn thực phẩm để hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Chính phủ. Chúng ta đã bàn quá nhiều và đến lúc phải trình ban hành rồi”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đề nghị với các doanh nghiệp tham gia.

Doanh nghiệp chưa an tâm

Tâm lý ngại doanh nghiệp gian lận nếu cơ quan nhà nước không kiểm tra đang chi phối khá nhiều Ban soạn thảo sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP. Ngay cả Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường khi chỉ đạo Ban soạn thảo tiếp thu những ý kiến đề nghị cắt giảm thủ tục liên quan đến Nghị định 38/2012/NĐ-CP cũng vẫn lo lắng.

“Sẽ miễn kiểm tra với các doanh nghiệp đạt yêu cầu sau 3 lần kiểm tra liên tiếp. Đây không biết có phải là tiến không, chúng tôi rất lo. Có thể doanh nghiệp sẽ làm 3 lần tốt, lần thứ tư không tốt. Tôi vẫn băn khoăn về vấn đề cải cách hành chính và yêu cầu quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp  liên quan đến gian gian lận thương mại, an toàn cho người sử dụng... Nhiều khi được mặt này, mất mặt kia, đã thành trào lưu thì phải làm thôi”, Thứ trưởngTrương Quốc Cương chia sẻ tâm tư.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhiều lần nhắc đến việc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và gian lận thương mại, khó khăn trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Lý do này khiến ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ cảm nhận về các đề xuất mới trong Dự thảo mới đang ở mức “tiệm cận dần đến các chỉ đạo của Phó thủ tướng tại cuộc đối thoại ngày 8/9”.

“Phó thủ tướng đã yêu cầu làm rõ nhóm thực phẩm có nguy cơ cao gồm thực phẩm chức năng, sữa và phụ gia thực phẩm nhưng theo nguyên tắc không phải tất cả đều phải kiểm định. Nhưng dự thảo chưa làm rõ yêu cầu này, lại bổ sung thêm thực phẩm công bố tác dụng đến sức khỏe. Đây là sản phẩm gì và được căn cứ theo quy định nào của pháp luật Việt Nam về an toản thực phẩm”, ông Nam đặt câu hỏi.

Các doanh nghiệp lo ngại việc không làm rõ khái niệm, cách hiểu sẽ tạo nên sự tùy tiện trong thực thi. Thậm chí, khi việc phân cấp được thực hiện, các doanh nghiệp lo có thể mỗi địa phương lại có yêu cầu khác nhau về cũng một sản phẩm.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phân vân về yêu cầu thư ủy quyền của nhà sản xuất cho doanh nghiệp nhập khẩu trong hồ sơ công bố hợp quy với các thực phẩm thuộc nhóm nguy cơ cao.

“Yêu cầu này có thể sẽ tạo ra sự độc quyền của nhà sản xuất không. Nhiều nước đã cho phép nhập khẩu song song để tránh tình trạng nhà sản xuất chỉ cấp thư ủy quyền cho đại lý của mình”, ông Tuấn giải thích về để nghị Ban soạn thảo cân nhắc.

Ông Tuấn cũng đề nghị bổ sung nguyên tắc cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu doanh nghiệp bổ sung 1 lần duy nhất, tránh tình trạng bổ sung nhiều lần gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Đừng để doanh nghiệp hoài nghi
Một lần nữa, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cam kết sẽ tiếp thu kiến nghị của doanh nghiệp về việc sửa quy định liên quan đến xác...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư