
-
Giao quyền chủ động hoàn toàn cho doanh nghiệp nhà nước
-
Người dân không cần làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập địa phương
-
Phó chủ tịch tỉnh Đắk Lắk làm tổ trưởng tổ phối hợp liên tỉnh về sáp nhập Đắk Lắk - Phú Yên
-
Đà Nẵng thống nhất sắp xếp còn 19 đơn vị hành chính cấp xã
-
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo thực hiện cải cách tiền lương -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Người dân không phải lên tỉnh giải quyết thủ tục hành chính
“Sau khi đại dịch đi qua, có lẽ, các chính sách phục hồi và điều hành kinh tế sẽ không như trước đây”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chia sẻ và ví von, ngành ngân hàng như bác sĩ cứu chữa cho nền kinh tế trong đại dịch.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch, ngành ngân hàng cũng gặp phải không ít khó khăn, cũng giống như các bác sĩ chữa bệnh trong đại dịch nếu không cẩn trọng sẽ bị nhiễm bệnh.
Đối với nền kinh tế, ngành ngân hàng được ví như một “mạch máu” để nuôi sống nền kinh tế. Trong khi đó, các chính sách tài khóa như nguồn năng lượng, protein nuôi dưỡng các cơ, sao cho “cơ thể” nền kinh tế mạnh khỏe.
![]() |
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại tạo hội thảo “Lựa chọn chính sách phục hồi kinh tế Việt Nam giai đoạn Covid-19”, được tổ chức sáng nay tại TP.HCM (Ảnh: HP). |
Đánh giá về bối cảnh dịch Covid-19, trong phân tích của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có một yếu tố hết sức quan trọng, đó là mọi chính sách kinh tế đều trông chờ vào diễn biến dịch.
Do đó, tất cả các kế hoạch do Bộ đưa ra đều mang tính chất dự báo.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương đưa ra 2 lo ngại về đại dịch: Thứ nhất, dịch bùng phát trở lại.
“Từ lo ngại này, trong các chính sách do Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị đều ưu tiên phòng chống dịch bệnh lên trước các chính sách kinh tế. Bởi nếu không thành công trong kiểm soát Covid-19 thì chính sách đều đổ bể và gặp nhiều rủi ro hơn”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhận định và đưa ra khả năng thứ hai, khi không có vắc xin thì tất cả đều phải sống chung với dịch bệnh như HIV.
Trong bối cảnh hơn 200 quốc gia trên thế giới đều áp dụng hàng loạt chính sách phong tỏa, cách ly, hạn chế đi lại…,Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, quốc gia nào kiểm soát dịch nhanh, tốt nhất sẽ có cơ hội phục hồi kinh tế tốt hơn các quốc gia khác và khả năng tái khởi động kinh doanh của doanh nghiệp cũng tương tự.
Việt Nam hiện kiểm soát dịch tương đối tốt trong nội địa, song với nước ngoài, vẫn phải rất cẩn trọng, kiên định trong các chính sách phòng chống.
Bởi chỉ cần để lọt một chuyến bay không kiểm soát từ quốc tế vào nội địa, lại có hành khách mang dịch bệnh, thì khả năng phải áp dụng chính sách tiếp tục cách ly, phong tỏa, hạn chế đi lại…kéo theo sự đình trệ trong nền kinh tế lại phải tính đến.
“Sẽ không có một chính sách duy nhất, cứng nhắc để phục hồi kinh tế trong bối cảnh hiện nay, mà phải có sự tổng hòa, linh hoạt. Mỗi kiến nghị chính sách đều thuộc thẩm quyền một cấp quản lý nào đó có thể quyết định, nên càng phải có sự kết hợp hài hòa”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

-
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo thực hiện cải cách tiền lương -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Người dân không phải lên tỉnh giải quyết thủ tục hành chính -
Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý về tài sản mã hóa -
Tiếp tục đề xuất cho Hải Phòng được lập khu thương mại tự do -
Hà Nội đẩy nhanh vận hành tổ chức bộ máy mới của cơ quan thuế các cấp -
Hà Nội điều chỉnh đơn giá tạm thời tuyến metro Cát Linh - Hà Đông -
Những hình ảnh tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G)
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép