-
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025 -
100% khách hàng SMEs hiện hữu của ABBank đã giao dịch hoàn toàn trên nền tảng mới -
Giao dịch trên ATM giảm gần 20%, người dân đã bớt dùng tiền mặt trong thanh toán -
Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị hiệu quả rủi ro -
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững -
Ngân hàng chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ
Thu nhập phí, trong đó có bancassurance, trở thành điểm sáng của nhiều ngân hàng trong năm qua. Công ty chứng khoán VCBS thống kê doanh số bán bảo hiểm của 14 ngân hàng tham gia cho thấy, hơn 10.200 tỷ đồng đã chảy qua kênh bancassurance chỉ trong 10 tháng đầu năm 2021. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã có sự thay đổi rõ rệt về chiến lược phát triển khi thúc đẩy mạnh mẽ doanh số phí bảo hiểm khai thác mới từ bancassurance, dần thay vai trò chủ đạo của kênh đại lý truyền thống.
Trong điều kiện Covid-19 tác động nặng nề lên toàn bộ nền kinh tế, kết quả tăng trưởng ấn tượng tại các ngân hàng thương mại cho thấy, các ngân hàng này đã và đang khai thác tốt tiềm năng của mình, đóng góp quan trọng vào kết quả tăng trưởng doanh số phí bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.
Chẳng hạn, tại Ngân hàng ACB, trong năm 2021, mảng kinh doanh bảo hiểm trong năm qua đóng góp trên 1.300 tỷ đồng vào tổng lợi nhuận gần 12.000 tỷ đồng của ngân hàng này.
Trong các khoản thu ngoài lãi của Vietcombank năm 2021, mảng dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 6.000 tỷ đồng tổng lợi nhuận 27.000 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm trước đó.
Tỷ trọng phí bảo hiểm khai thác mới của bancassurance tại các nước trong khu vực đã ngày một cao như tại Trung Quốc là 68%, Indonesia 57%, Singapore 51%, Thái Lan 47% và Philippines 43%, trong khi tại Việt Nam mới đạt mức 39%. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển bancassurance tại Việt Nam còn rất lớn, có thể duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm sắp tới.
Theo số liệu thống kê của Tạp chí Sigma số tháng 3/2021 của Tổ chức Swiss RE, tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm nhân thọ (Insurance Penetration Ratio) được tính bằng tổng phí bảo hiểm nhân thọ trên GDP của Việt Nam năm 2020 là 1,6%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân trên thế giới là 3,3%, cũng như thấp hơn so với các nước trong khu vực như Malaysia (4%), Thái Lan (3,4%)... Như vậy có thể thấy, tiềm năng phát triển của bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn rất lớn. Triển vọng nhất là tại các ngân hàng chưa ký độc quyền.
Chẳng hạn, HDBank chưa ký độc quyền, song năm 2021 vẫn thu được trên 700 tỷ đồng từ hoa hồng bảo hiểm. Theo đó, HDBank đa dạng hóa danh mục sản phẩm bảo hiểm cung cấp cho khách hàng khi cùng hợp tác phân phối sản phẩm bảo hiểm với 2 công ty bảo hiểm (Dai-ichi, FWD) từ tháng 10/2021, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn khi có nhu cầu tham gia bảo hiểm. Đồng thời, kết hợp ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ số, đơn giản hóa bảo hiểm nhằm giúp khách hàng dễ hiểu, thuận tiện khi tham gia bảo hiểm và gia tăng trải nghiệm khách hàng.
Đáng chú ý, HDBank còn thành lập Khối Ngân hàng bảo hiểm từ tháng 10/2020. Chỉ trong thời gian ngắn, đến tháng 12/2020, doanh số thu phí bảo hiểm của HDBank đã nằm trong Top 10 ngân hàng. Đến tháng 12/2021, doanh số thu phí bảo hiểm của HDBank đứng Top 4 trên thị trường.
-
Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy -
MB tăng vốn điều lệ lên hơn 61.000 tỷ đồng -
Nhân sự Eximbank biến động trước thềm đại hội cổ đông bất thường -
TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA -
M&A ngân hàng chờ thương vụ “bom tấn” -
Nhà băng sẽ bơm lượng vốn lớn vào nền kinh tế -
LPBank gia nhập "câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng"
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024