-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
Chưa chốt công nghệ đoàn tàu cho tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam |
Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2020 tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ chỉ nghiên cứu phương án xây dựng; đến năm 2030 sẽ triển khai xây dựng theo khả năng huy động vốn.
Cụ thể, giai đoạn đến năm 2020 sẽ thực hiện nâng cấp, từng bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Hà Nội – TP HCM dài 1.726km hiện có để đạt tốc độ chạy tàu bình quân từ 80 đến 90km/giờ đối với tàu khách và 50 đến 60km/giờ với tàu hàng...
Trong giai đoạn này nghiên cứu phương án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1,435m, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như Hà Nội – Vinh và TP HCM – Nha Trang.
Từ nay đến năm 2020, bên cạnh tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại –Hạ Long – Cái Lân dài 129 km, sẽ nghiên cứu đầu tư xây dựng thêm các tuyến: tuyến vành đai phía Đông (Yên Viên – Lạc Đạo – Ngọc Hồi dài 80 km); tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu (trong đó ưu tiên đoạn Trảng Bom – Thị Vải, Cái Mép dài 65,4 km); tuyến nối cảng Hải Phòng – Lạch Huyện dài 32,65 km; Tp.HCM – Cần Thơ (ưu tiên đoạn Tp.HCM – Mỹ Tho); Dĩ An – Lộc Ninh…
Đối với đường sắt đô thị sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác một số tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội (Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – ga Hà Nội); Tp.HCM (Bến Thành – Suối Tiên).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mục tiêu trong giai đoạn này là đường sắt đáp ứng khoảng 1 – 2% về nhu cầu vận tải hành khách và khoảng 1% - 3 % về nhu cầu vận tải hàng hóa trong tổng khối lượng vận tải toàn ngành.
Đến năm 2030, sẽ triển khai xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1,435m, điện khí hóa (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 đến dưới 200 km/ giờ), hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350km/giờ trong tương lai, ưu tiên xây dựng trước những đoạn có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc – Nam theo khả năng huy động vốn. Quy hoạch cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2030 nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt khổ 1,435m điện khí hóa: Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 380km, Hà Nội – Đồng Đăng dài 156 km.
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"