-
Đầu tư 1.035 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Rạch Bắp mở rộng -
Thẩm định Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau trị giá 2.399 tỷ đồng -
Lực hút từ Khu kinh tế Dung Quất -
Đề xuất 2.545 tỷ đồng đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14B -
Chuẩn bị trình văn bản pháp lý quan trọng nhất về đường sắt cao tốc Bắc Nam: Khát vọng tự lực, tự cường -
TP.HCM muốn làm 2 hồ dự trữ nước 300 ha tại Củ Chi và Bình Chánh
Cùng dự lễ và thực hiện nghi thức khánh thành còn có đại diện lãnh đạo: Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.
Dự án Cầu Cửa Lục 1 được UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định phê duyệt đầu tư ngày 31/10/2019 và chính thức được khởi công ngày 28/4/2020. Dự án có tổng chiều dài 4.569m, với tổng mức đầu tư 2.109 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Điểm đầu giao với tuyến đường nối KCN Cái Lân - Việt Hưng đến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn tại phường Giếng Đáy; điểm cuối đấu nối với quốc lộ 279 tại Km24+750, thuộc địa phận xã Lê Lợi, TP. Hạ Long. Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, 6 làn xe cơ giới, vận tốc thiết kế 60Km/h.
Các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Tình Yêu |
Đặc biệt, lấy ý tưởng kiến trúc là “Cánh chim biển trên vịnh Hạ Long”, công trình có kiến trúc độc đáo, mang tính thẩm mỹ cao. Trong đó, cầu chính dài 885 m được thiết kế 5 nhịp vòm bằng ống thép nhồi bê tông kết hợp với bê tông cốt thép dự ứng lực; hai bên cầu có vỉa hè cho người đi bộ, sàn vọng cảnh và bồn hoa tạo cảnh quan du lịch.
Việc hoàn thành, đưa cầu Tình Yêu vào sử dụng đã góp phần phát triển và mở rộng không gian đô thị nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các dự án phát triển đô thị trên địa bàn TP. Hạ Long, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội sau khi sáp nhập huyện Hoành Bồ và TP. Hạ Long; đồng thời giảm tải lưu lượng thông qua cầu Bãi Cháy và Quốc lộ 18 đoạn khu vực nội thị thành phố. Ngoài vai trò kết nối giao thông qua Vịnh Cửa Lục và thúc đẩy phát triển kinh tế giữa đôi bờ, công trình còn là điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan, là điểm tham quan cho du khách.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng và động viên cán bộ, công nhân trên công trường cầu Tình Yêu |
Dự án Đường bao biển nối TP. Hạ Long – TP. Cẩm Phả được phê duyệt đầu tư ngày 31/10/2018, có tổng chiều dài toàn tuyến là 18,69 km với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 2.290 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Công trình được đầu tư giai đoạn 1 với quy mô mặt đường 4 làn xe, vận tốc thiết kế 60 km/h, giai đoạn 2 mở rộng mặt đường lên 6 làn xe và đầu tư hoàn thiện hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng trên toàn tuyến.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ninh tham quan đường hầm xuyên núi tại Km13 tuyến đường bao biển nối Hạ Long - Cẩm Phả |
Công trình có điểm đầu tuyến tại ngã ba giao cắt giữa đường Trần Quốc Nghiễn và đường Điện Biên Phủ (phường Hồng Hà, TP. Hạ Long), kết thúc tuyến tại Cảng Km6 (phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả). Trong đó, riêng đường hầm xuyên núi đá tại Km13 của tuyến đường bao biển nối TP. Hạ Long với TP. Cẩm Phả được thiết kế có tổng chiều dài 235 m, với 2 ống hầm riêng biệt, mỗi ống hầm có 3 làn xe. Đây là một trong những công trình đường hầm xuyên núi có quy mô mặt cắt ngang lớn nhất Việt Nam đến thời điểm hiện nay và cũng là tuyến hầm đường bộ 6 làn xe đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh.
Các đại biểu làm lễ nhấn nút khánh thành công trình đường bao biển nối TP. Hạ Long - TP. Cẩm Phả (giai đoạn I) |
Việc đưa công trình này vào sử dụng đã mở rộng không gian phát triển đô thị, du lịch của 2 trung tâm kinh tế, du lịch của tỉnh Quảng Ninh là Hạ Long và Cẩm Phả. Công trình này còn được đánh giá là tuyến đường du lịch ven biển hiện đại, độc đáo ở Việt Nam bởi có sự kết hợp của núi và biển với những cảnh quan đặc sắc, phong phú.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Việc phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi, nền tảng và sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng từ Đại hội lần thứ XI đến nay về việc thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về hạ tầng giao thông. Tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án, công trình trọng điểm cả trong và ngoài ngân sách. Phát triển giao thông có tính chất quan trọng, góp phần để tái cơ cấu, chuyển hướng phát triển kinh tế theo hướng nhanh và bền vững. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh đang chuyển hướng phát triển từ nâu sang xanh rất tốt.
Quảng Ninh cũng tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về sắp xếp lại đơn vị hành chính để tạo ra không gian phát triển mới, trong đó có việc sáp nhập địa giới hành chính huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long.
Tỉnh cũng triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và 7 quy hoạch có tính chất chiến lược của tỉnh Quảng Ninh, với mô hình “Một tâm hai tuyến đa chiều”, tạo kết nối vùng phù hợp với chủ trương của Đảng về hợp tác phát triển “Hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, việc triển khai các dự án giao thông chiến lược, giúp kết nối giao thông tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ với Trung Quốc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Cầu Vân Tiên là hạng mục công trình khó thi công nhất trên tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã được hợp long ngày 5/12/2021. Ảnh: Đỗ Phương |
Những chủ trương, dự án được tỉnh Quảng Ninh triển khai nhanh, thực hiện rất hiệu quả vì đây là “những dự án của lòng dân”. Đồng thời chứng minh tính “tự lực, tự cường, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; thể hiện tinh thần đoàn kết, bản lĩnh của người đứng đầu; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Trung ương và địa phương. Điều này cũng chứng minh sự đúng đắn từ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; sự vào cuộc của nhân dân và sự ủng hộ của doanh nghiệp”, Thủ tướng chỉ rõ.
Cũng trong sáng 26/1, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và tỉnh Quảng Ninh đi thông tuyến kỹ thuật cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. Tuyến cao tốc này là đoạn tuyến cuối cùng của trục cao tốc xương sống dọc tỉnh Quảng Ninh gồm Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái dài gần 200 km, điểm đầu kết nối trực tiếp với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, điểm cuối đấu nối với đường dẫn cầu Bắc Luân II thuộc TP. Móng Cái.
-
Đề xuất 2.545 tỷ đồng đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14B -
Chuẩn bị trình văn bản pháp lý quan trọng nhất về đường sắt cao tốc Bắc Nam: Khát vọng tự lực, tự cường -
TP.HCM muốn làm 2 hồ dự trữ nước 300 ha tại Củ Chi và Bình Chánh -
Làm xong 7 tuyến metro, TP.HCM mới thu phí ô tô vào trung tâm -
Trình Quốc hội Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào tháng 2/2025 -
Vẫn chưa bàn giao xong mặt bằng Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông Tây -
Nghệ An chi 186 tỷ đồng xây dựng hồ điều hòa cạnh Đại lộ Vinh - Cửa Lò
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion