
-
Nghị quyết 68 là bước đột phá lần thứ 3 trong phát triển kinh tế tư nhân
-
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã
-
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga
-
Việt Nam mong sớm kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN
-
"Không thể để thế hệ con em béo phì rồi mới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường" -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 10,7% sau 4 tháng năm 2025
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Tan Sri Muhyiddin Yassin, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 27 theo hình thức trực tuyến vào ngày 20/11/2020.
Trong vai trò chủ nhà, Malaysia đề xuất chủ đề của năm APEC 2020 là “Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai tự cường, thịnh vượng chung”, tập trung vào 3 ưu tiên gồm: (i) Cải thiện thương mại và đầu tư; (ii) Kinh tế bao trùm thông qua kỹ thuật và kinh tế số (iii) Thúc đẩy bền vững sáng tạo.
Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt đối với APEC, là năm hoàn tất thực hiện các Mục tiêu Bogor và thông qua Tầm nhìn APEC đến năm 2040. Các thành viên đề cao vai trò của APEC, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng Tầm nhìn sau năm 2020.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Cấp cao Hiệp định RCEP ngày 15/11 |
Trong năm nay, Việt Nam tham gia Diễn đàn APEC với vị thế được nâng cao, đặc biệt trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Việt Nam tích cực ủng hộ, chủ động phối hợp chặt chẽ với chủ nhà Malaysia và các thành viên bảo đảm giữ đà hợp tác APEC trong bối cảnh hợp tác APEC bị ảnh hưởng và gián đoạn do dịch bệnh bùng phát; thúc đẩy để các Hội nghị APEC ra được Tuyên bố chung, khẳng định tinh thần hợp tác APEC.
Việt Nam cũng đã tích cực tham gia, đóng góp tại gần 100 cuộc họp, hội nghị của APEC được tổ chức trong năm 2020 (cả hình thức trực tiếp và trực tuyến), nhất là tham dự 9 Hội nghị/đối thoại cấp Bộ trưởng.
Diễn đàn APEC được thành lập năm 1989, gồm 21 nền kinh tế thành viên thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương có chung mục đích tạo ra sự thịnh vượng lớn hơn cho người dân trong khu vực bằng cách thúc đẩy tăng trưởng cân bằng, toàn diện, bền vững, đổi mới và an toàn, cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Với tổng dân số 3 tỷ người, 21 nền kinh tế APEC chiếm khoảng 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới và gần 50% thương mại thế giới. APEC hiện đang thúc đẩy các lĩnh vực như tự do hóa thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho kinh doanh, an ninh con người và hợp tác kinh tế kỹ thuật, nhằm đạt được sự tăng trưởng và thịnh vượng bền vững ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

-
"Không thể để thế hệ con em béo phì rồi mới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường" -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 10,7% sau 4 tháng năm 2025 -
Hà Nội yêu cầu điều chỉnh quy trình nghiệp vụ, cho phép sử dụng giấy tờ điện tử tích hợp trên VNeID -
Lý do bổ sung quy định kê khai thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp -
Chính quyền hai cấp và những lưu ý từ nghị trường -
Điều hòa công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Quy hoạch đáp ứng yêu cầu sắp xếp lại đơn vị hành hành chính
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?