Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại cảng Gemalink
Lê Toàn - Thu Hằng - 20/03/2021 13:58
 
Sáng 20/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác của Chính phủ đến thăm và làm việc tại cảng Gemalink.

Trong khuôn khổ buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo cao cấp đến thị sát và làm việc tại cảng Gemalink (Công ty cổ phần Gemadept).

1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao đổi trong chuyến làm việc tại cảng Gemalink.Ảnh: Lê Toàn

Cảng Gemalink được khởi công xây dựng từ tháng 2/2019, là một trong 19 cảng nước sâu trên thế giới có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay, lên đến 200.000 DWT.

Đây là cảng có quy mô lớn nhất Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 520 triệu USD cho hai giai đoạn, giai đoạn 1 là 330 triệu USD và giai đoạn 2 là 190 triệu USD.

1
Đại diện Gemadept đang trình bày hướng phát triển cảng Gemalink đến Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Lê Toàn

Năng lực xếp dỡ của cảng trong giai đoạn 1 là 1,5 triệu TEU/năm và toàn dự án là 2,4 triệu TEU/năm. Trong giai đoạn 1, cảng khai thác 800 m cầu bến chính, đảm bảo tiếp nhận cùng lúc 2 tàu mẹ và 230 m bến dành cho tàu feeder và sà lan, trên diện tích 33 ha.

Gemalink chú trọng đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại, trong đó dàn 6 cẩu STS và 18 cẩu E-RTG của Gemalink thuộc thế hệ tiên tiến hàng đầu thế giới.

1
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nghe giới thiệu những tiềm năng, lợi thế của cụm cảng. Ảnh: Lê Toàn

Ngoài ra, cảng được thiết kế và xây dựng bởi chính bàn tay và tâm trí của người Việt Nam, Công ty Phú Xuân thi công dưới sự giám sát của Công ty tư vấn hàng đầu thế giới Royal Haskoning, Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật biển Portcoast. Trong khi đó, nhìn ra các cảng lớn liên doanh khác thì đều do các công ty nước ngoài thiết kế và thi công.

Được biết, Gemadept là doanh nghiệp Việt Nam đang sở hữu 75% vốn tại Cảnh Gemalink, điều này đảm bảo về an ninh quốc gia lâu dài và quyền lợi bền vững của phía Việt Nam.

1
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng về những lợi thế của cảng Gemalink. Ảnh: Lê Toàn

Trước đó, Cảng Gemalink đã đón con tàu đầu tiên vào tháng 1/2021, sẽ chính thức khai trương cảng vào tháng 5/2021 và khai thác ít nhất 80% công suất thiết kế ngay trong năm nay và sẽ khai thác hết công suất 1.5 triệu TEUS từ 2022.

Giai đoạn 2 của cảng sẽ được triển khai ngay trong năm 2021.

1
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khảo sát quá trình phát triển và mở rộng cảng Gemalink.Ảnh: Lê Toàn

Doanh nghiệp hy vọng, Chính phủ và các bộ, ban, ngành tạo điều kiện để cảng Gemalink giai đoạn 2 đươc mở rộng với cầu tàu dài hơn nữa, nâng trọng tải tàu cập bến nhiều hơn nữa để có thể đón các con tàu lớn nhất thế giới trong tương lai gần - lên đến 250.000 DWT.

1
Ngoài cảng Gemalink, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đến cảng CMIT (Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép) và Cảng quốc tế Tân cảng - Cái Mép (TCIT).Ảnh: Lê Toàn

.

Giao Đà Nẵng làm chủ quản Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu
Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành phố Đà Nẵng làm cơ quan chủ quản xây dựng bến cảng Liên Chiểu, có tổng vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư