-
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đồng chủ trì Hội nghị.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo các địa phương tại gần 100 điểm cầu trên toàn quốc tham dự.
Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các ban, bộ, ngành, địa phương đã tổ chức nhằm đánh giá tổng thể kết quả và tác động của Đề án sau 10 năm thực hiện; chỉ ra những mặt được, chưa được, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.
Đây là sự kiện tiếp nối chuỗi hội nghị, diễn đàn để lắng nghe ý kiến của các ngành, địa phương, cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính trị-xã hội, cộng đồng doanh nghiệp về vấn đề quan trọng này.
An ninh lương thực là vấn đề hết sức hệ trọng đối với mọi quốc gia. Đất nước ta với quy mô dân số gần 100 triệu người, đứng thứ 15 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á thì bảo đảm an ninh lương thực càng là vấn đề hệ trọng.
Sau 10 năm thực hiện, Đề án đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thế: 12 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra, trong đó đáng chú ý điện tích đất lúa cả nước năm 2018 đạt trên 4,159 triệu ha (vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết là 3,76 triệu ha); sản lượng lúa năm 2019 đạt 43,4 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 41-43 triệu tấn); xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,34 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 4 triệu tấn).
Giai đoạn 2009-2019, thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn đã tăng 4,3 lần, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn thu hẹp từ 2,1 lần xuống còn 1,8 lần.
Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao (đạt 2,61%/năm). Năng suất lúa của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ; năng suất cà phê cao gấp 1,5 lần so với Brazil, gấp 3 lần so với Colombia, Indonesia; năng suất hồ tiêu gấp 3 lần so với Indonesia và 1,3 lần của Ấn Độ; năng suất cá tra bình quân đạt 209 tấn/ha, cao nhất thế giới...
Giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh (giai đoạn 2009-2019, lương thực bình quân đầu người tăng từ 497 kg/năm lên trên 525 kg/năm; sản lượng rau quả tăng trưởng nhanh 80,5%, từ 9,75 triệu tấn lên 17,6 triệu tấn; sản lượng trái cây tăng từ 6 triệu tấn lên 12,6 triệu tấn).
Xuất khẩu hàng nông sản được tiếp tục đẩy mạnh, có 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm, bình quân mỗi năm xuất khẩu khoảng 5-7 triệu tấn gạo. Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được đầu tư phát triển; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo.
Việt Nam có khả năng đảm bảo tự cung lương thực với sản lượng lương thực bình quân tính trên đầu người ở mức tương đối cao (đứng thứ 6 trên thế giới).
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa bền vững nên quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương không ổn định, có tình trạng "được mùa - mất giá", giải cứu nông sản.
Thể chế, cơ chế chính sách về đất đai còn bất cập, dẫn đến sản xuất nông nghiệp nhiều nơi vẫn còn nhỏ lẻ; chưa đáp ứng được đòi hỏi về tích tụ, tập trung ruộng đất, đang là "nút thắt" lớn nhất cho sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, đáp ứng tiêu chuẩn cao của quốc tế.
Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất lương thực, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đại diện Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) cho biết, hiện nay trong ngành lương thực có 2 tổng công ty lương thực, các công ty tư nhân và công ty nước ngoài tham gia thị trường. “Các công ty tư nhân tham gia thị trường với mục tiêu lợi nhuận, lúc nào có lợi thì họ mua, không có lợi thì họ dừng. Khi có biến động như tình hình vừa qua thì các công ty có thể găm hàng chờ giá lên cao. Trong khi đó, công ty lương thực của Nhà nước có chức năng được Chính phủ giao là lưu thông, bình ổn giá lương thực thì phải thực hiện nhiệm vụ này, có khi không lợi nhuận”, bà Bùi Thị Thanh Tâm, Tổng Giám đốc Vinafood1 cho biết. Trước nhu cầu gạo tăng cao sau khi xuất hiện ca nhiễm số 17, Tổng công ty trong một ngày đã bán ra lượng gạo gấp 20-30 lần, có hộ đến mua 1-2 tạ để tích trữ mặc dù bình thường chỉ mua có 10 kg. Bà kiến nghị Chính phủ xem xét, nắm giữ một tỉ lệ cổ phần hợp lý khi cổ phần hóa để bảo đảm vai trò điều tiết, bình ổn khi cần thiết.
Nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ cho rằng, cái được lớn nhất trong vấn đề an ninh lương thực là an dân, “không có gì khổ bằng phải chạy ăn từng bữa, làm sao kiếm được bữa nấu buổi chiều cho cả nhà”. Ông cho rằng, từ an ninh lương thực mở toang cánh cửa để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt là cánh cửa xuất khẩu mở rộng hơn nhiều. Theo ông Lê Huy Ngọ, “ngày xưa, cái khổ của người lãnh đạo là tháng sau bán cái gì, chia cho từng huyện, tỉnh, ngành mà không trả lời được thì bế tắc; hay người phụ nữ buổi chiều nay nấu cái gì mà không trả lời được cho con cái cũng là cái khổ. Bây giờ, chúng ta giải quyết được vấn đề đó”.
Ông góp ý, bài học lớn nhất là gắn an ninh lương thực với chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát huy thế mạnh từng vùng, không chỉ lúa gạo mà cả các sản phẩm lương thực, thực phẩm khác, “chứ an ninh lương thực mà cứ loanh quanh bàn nhau làm lúa bao nhiêu, diện tích bao nhiêu, năng suất bao nhiêu là cần nhưng chưa đủ”. Bên cạnh đó, an ninh lương thực phải gắn với sản xuất nền nông nghiệp hàng hóa, quy mô tập trung, gắn với xuất khẩu, phát huy thuận lợi về đất đai, khí hậu như mở ra cho người dân làm cây ăn quả, dược liệu, chăn nuôi…
Thủ tướng trao đổi với các đại biểu (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Cho rằng thành tựu của nước ta trong lĩnh vực nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực được thế giới công nhận, “chứ không phải mẹ hát con khen hay”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nêu rõ, những thành tựu này bây giờ vẫn là mong muốn, khát vọng của nhiều nước. Trong thời gian tới, tình hình có nhiều thay đổi, cần có cách nhìn mới hơn, thay đổi về chất đối với vấn đề này. Cơ cấu tiêu dùng lương thực, thực phẩm cũng khác xưa, “trước đây ăn 5-6 bát cơm một bữa mà không thấy no là bởi không có thực phẩm, không có đủ dinh dưỡng, nhưng nay với 10 kg gạo có nhà ăn cả tháng không hết”. Nông thôn hiện nay có nhiều thay đổi. Chỉ 30% thu nhập của người nông dân đến từ sản xuất nông nghiệp, 70% đến từ loại hình hoạt động khác.
Nhấn mạnh quan điểm an ninh lương thực vô cùng quan trọng, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng, phải có cách nhìn mới về vấn đề này, phải gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, phát huy lợi thế so sánh quốc gia, mỗi vùng, mỗi tỉnh để có quy hoạch sản xuất, “chỗ nào trồng lúa và trồng bao nhiêu là vừa để bảo đảm an ninh lương thực, còn chuyển sang cây trồng vật nuôi khác có giá trị gia tăng cao hơn để đáp ứng yêu cầu người dân, bao nhiêu đất còn lại để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị hóa…”.
Cần nắm “quả đấm then chốt” về lương thực
Ghi nhận các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra một số kết quả đạt được của Đề án bảo đảm an ninh lương thực, không chỉ căn bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân mà còn xuất khẩu. Trong hoàn cảnh biến động, thiên tai, dịch bệnh, vẫn bảo đảm cho cân đối sản phẩm nông nghiệp, “một năm mình có bao nhiêu cơn bão, cơn lũ nhưng lương thực vẫn đạt bốn mấy triệu tấn trở lên”. Đi đôi với tăng cường năng lực sản xuất, đã chú ý thích đáng đến phát triển bền vững, an sinh xã hội, với tinh thần “quan tâm đến toàn xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau, không để ai bị đứt bữa”. Lấy ví dụ về phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng cho biết, chúng ta chăm sóc công dân Việt Nam, quan tâm cả người nước ngoài, xử lý vấn đề nhân văn, “chứ không phải chạy theo đồng tiền”. Trong nông nghiệp nông thôn và an ninh lương thực cũng như vậy, hằng năm, Chính phủ cấp phát miễn phí hơn 200.000 tấn gạo.
Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ ra một số tồn tại, bất cập cần khắc phục như liên kết sản xuất chuỗi gắn với vùng sản xuất, chế biến, tổ chức thị trường nhìn chung trên tất cả các ngành hàng còn yếu. Năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp do sản xuất quy mô nhỏ, manh mún. Ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa đạt tỉ lệ thấp, làm cho giá thành cao, khó cạnh tranh.
Thủ tướng phát biểu kết luận Hội nghị |
Nhắc đến ý kiến của lãnh đạo Vinafood1, Thủ tướng cho rằng, quan điểm cổ phần hóa DNNN là đúng để huy động các nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động nhưng các khâu quan trọng, Nhà nước vẫn phải nắm để điều hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Huy động nguồn lực toàn xã hội nhưng những “quả đấm then chốt” Nhà nước phải nắm để nâng cao năng lực ứng phó khi có biến động.
Nêu định hướng thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, an ninh lương thực càng trở nên bức thiết hơn khi dân số có xu hướng tăng, gần 900 triệu người trên toàn cầu đang thiếu đói, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa cao, dịch bệnh bất thường.
“Thử thách rất lớn. Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo”, Thủ tướng nêu rõ. Phải bảo đảm an ninh lương thực một cách vững chắc trong mọi tình huống, “qua một số ngày lộn xộn vừa rồi, có thể thấy có tiền chưa chắc mua được lương thực”.
“Theo tôi, phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hằng năm và tăng cường khả năng dự trữ”, Thủ tướng nhấn mạnh, không chạy theo thị trường và nêu cao tinh thần tự cường, chủ động đối với an ninh lương thực. Chuyển nhận thức phát triển nông nghiệp từ vai trò an sinh, đủ ăn, điểm tựa cho sự phát triển thành vai trò mới, là một lợi thế đặc thù, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế, hội nhập.
Thủ tướng nhấn mạnh một số mục tiêu quan trọng để phấn đấu đạt được. Đó là đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng, cơ cấu thực phẩm hợp lý, khoa học trong từng giai đoạn, kể cả lượng và chất, ít nhất cho quy mô 104 triệu người vào năm 2030, để chống tình trạng thấp, bé, còi của người Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 9-10%/năm, phấn đấu đến năm 2030, nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 100 tỷ USD.
Về lúa gạo và diện tích đất lúa, Thủ tướng nêu rõ, gạo có vai trò quan trọng trong cơ cấu thực phẩm, cho nên, sẽ trình Chính phủ, Bộ Chính trị việc giữ trên 3,5 triệu ha đất trồng lúa để ít nhất có 35-38 triệu tấn lúa, tương ứng 22 triệu tấn gạo trong cân đối.
Về thực phẩm, cần tăng nhanh sản lượng sữa từ 1 triệu tấn lên 3 triệu tấn đến năm 2030 vì đây là loại thực phẩm góp phần cải thiện sức khỏe, tầm vóc giống nòi. Chúng ta tăng nhanh sản lượng trứng, thịt đỏ, thịt gà, thủy sản, rau quả có lợi cho sức khỏe và phù hợp với cơ cấu dinh dưỡng. “Chúng ta cần đưa ra lời khuyên giảm thịt lợn trong khẩu phần và cơ cấu sản xuất”, Thủ tướng nói, cho biết sẽ chủ trì cuộc họp về vấn đề giá thịt lợn, bàn giải pháp giảm giá thịt lợn. Tăng cường liên kết hộ nông dân, hợp tác xã nông nghiệp, mỗi nhóm ngành hàng đều có tập đoàn kinh tế lớn là hạt nhân liên kết.
Thủ tướng yêu cầu, sau Hội nghị này, Bộ NN&PTNT hoàn thiện văn bản, báo cáo Bộ Chính trị để ban hành, làm cơ sở cho việc triển khai thời gian tới và chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết mới về an ninh lương thực (thay thế Nghị quyết số 63/NQ-CP).
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu