-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến với Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (Ảnh - Quochoi.vn) |
Chiều 10/9 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến với Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin.
Thủ tướng Sanna Marin khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Phần Lan trong ASEAN và tại châu Á -Thái Bình Dương, hai nước đã hợp tác thành công về kinh tế, giáo dục, hợp tác phát triển, môi trường…
Tuy nhiên, còn có nhiều lĩnh vực tiềm năng mà Phần Lan mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong thời gian tới và muốn được sự ủng hộ của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác sâu rộng với Phần Lan về các lĩnh vực tiềm năng như xây dựng và hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, các mô hình phát triển bền vững và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, viễn thông, năng lượng tái tạo, xử lý nước thải, giao thông vận tải…và các lĩnh vực theo xu hướng chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo...
Theo ông Vương Đình Huệ thì hai nước còn nhiều tiềm năng hợp tác mà sự kiện ký kết hợp đồng mới ngày hôm nay giữa VNPT và Nokia của Phần Lan là minh chứng rõ nét về cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực này.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng hợp tác kinh tế giữa hai nước nhất là về đầu tư của Phần Lan còn khiêm tốn, vốn FDI còn hiệu lực mới đạt 23,632 triệu USD, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh cuả cả hai nước. Việt Nam chủ trương đẩy mạnh hợp tác đầu tư nước ngoài, đề nghị Bà Thủ tướng và Chính phủ Phần Lan ủng hộ việc tăng cường hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã có hiệu lực triển khai; khuyến khích các doanh nghiệp Phần Lan mở rộng đầu tư vào Việt Nam, ủng hộ Quốc hội Phần Lan phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA), tạo lòng tin cho doanh nghiệp được an tâm và bảo vệ trong kinh doanh, làm ăn cũng như không để lỡ cơ hội phục hồi trong bối cảnh bình thường mới.
Nhân dịp này Chủ tịch Quốc hội đề nghị Phần Lan hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung vắc-xin, nhượng lại vắc-xin chưa cần sử dụng, hỗ trợ cung cấp vật tư y tế, giúp Việt Nam ứng phó với tình hình khó khăn do dịch bệnh hiện nay. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị Chính Phủ Phần Lan tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, tăng số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tập, nghiên cứu, bổ sung vào cộng đồng 2.500 sinh viên Việt Nam hiện đang được đào tạo tại Phần Lan.
Đồng tình với Chủ tịch Quôc hội Việt Nam, Thủ tướng Phần Lan cho biết, giáo dục tốt là một trong những trụ cột quan trọng, là “chìa khóa” cho những thành công trong phát triển kinh tế, xã hội và thích ứng với những thách thức mới nổi lên của Phần Lan, khẳng định Phần Lan sẵn sàng hợp tác triển khai các chương trình giáo dục nghề nghiệp, đào tạo giáo viên giữa hai nước.
Song song với đó, Phần Lan cũng đứng trước thách thức già hoá dân số, thiếu lao động, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Phần Lan khuyến khích lao động và doanh nghiệp nước ngoài trong đó có Việt Nam làm việc tại Phần Lan. Về vấn đề này Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh và khẳng định Việt Nam có nguồn lực lao động trẻ, năng động và đáp ứng được yêu cầu của Phần Lan.
Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi về hợp tác trong các cơ chế đa phương, khẳng định hai nước đều tham gia và có vai trò tích cực ở EU và ASEAN, cần tiếp tục duy trì phối hợp và ủng hộ lẫn nhau, tham gia vào nỗ lực chung kết nối ASEAN – EU, góp phần củng cố quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – EU vừa mới được thiết lập.
Hai bên tái khẳng định nguyên tắc thượng tôn pháp luật ở các vùng biển và đại dương, duy trì hòa bình, ổn định, tự do, an toàn, an ninh hàng hải và hàng không và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
-
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025