-
TP.HCM cùng 18 địa phương phía Nam đối thoại chính sách với doanh nghiệp FDI -
Chỉ còn thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà, Trung Sơn, Bản Vẽ đang xả nước -
TP.HCM: Giảm quy mô, tần suất và tạm hoãn nhiều lễ hội, sự kiện lớn -
Tự phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ chưa chuyển biến -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D
Ngày 27/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với UBND TP.HCM về tình hình kinh tế - xã hội trong 7 tháng đầu năm năm 2022 và một số dự án đầu tư công trọng điểm tại Thành phố.
Mở đầu buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đến nay TP.HCM đã kiểm soát được dịch Covid-19 từng bước phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được TP.HCM còn nhiều hạn chế, vướng mắc như giải ngân vốn đầu tư công thấp, các dự án trọng điểm thực hiện chậm…
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM - Ảnh: TTBC |
Để tháo gỡ các điểm nghẽn cho TP.HCM, Thủ tướng cho biết, Thường trực Chính phủ đã có kế hoạch làm việc với TP.HCM ít nhất mỗi quý một lần. "Có thể Thủ tướng hoặc các Phó Thủ tướng sẽ làm việc với Thành phố, để rà soát các công việc cũng như kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giúp TP.HCM phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội mạnh hơn. Kinh nghiệm cho thấy khâu tổ chức là khâu yếu nhất nên hay bị lơ là, hiệu quả chưa cao", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch TP.HCM ông Phan Văn Mãi cho biết, tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm của Thành phố tăng 3,82% trong đó tăng trưởng quý 2 gấp hơn 3 lần so với quý 1. Năm 2022, TPHCM đặt mục tiêu GRDP trên địa bàn thành phố tăng từ 6 - 6,5%.
Mặc dù kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau dịch nhưng Chủ tịch TP.HCM cho biết, thành phố còn gặp nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách. Do vậy, ông Mãi kiến nghị Chính phủ tháo gỡ 7 vấn đề liên quan đến quản lý nhà đất công; quỹ đất thanh toán cho các nhà đầu tư thực hiện dự án BT; vướng mắc các dự án metro…
Tại phần thảo luận, tìm các giải pháp tháo gỡ cho TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nói rằng, một số dự án tại TP.HCM phát sinh nhiều tình huống đặc biệt mà không có trong các quy định của pháp luật.
Liên quan đến vấn đề đầu tư công ở cấp quận, huyện khi TP.HCM thực hiện mô hình mới chính quyền đô thị, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Nghị quyết số 131/2020/QH14 đã quy định đối với đầu tư công ở cấp quận, huyện thì UBND quận, huyện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách quận, phường trực thuộc theo quy định của Luật Đầu tư công.
Đối với vướng mắc liên quan đến tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên việc kéo dài thời gian thực hiện dự án có 2 trường hợp. Thứ nhất, kéo dài thời gian kéo theo tăng tổng mức đầu tư thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định, cụ thể là báo cáo Quốc hội. Trường hợp thứ hai là kéo dài thời gian thực hiện nhưng không thay đổi gì về tổng mức đầu tư và các thứ khác thì trình Thủ tướng quyết định. Hiện tại TP.HCM đang đi theo hướng thứ hai để sớm tháo gỡ vướng mắc cho dự án.
Một vướng mắc nữa liên quan đến việc tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM để có vốn hoạt động, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo quy định hiện nay, nếu muốn bổ sung vốn điều lệ thì doanh nghiệp nhà nước phải có 3 năm kinh doanh đạt kết quả tốt. Trong khi Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM mới được thành lập chưa có kết quả kinh doanh nên đang vướng mắc ở điểm này.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu đề xuất giải pháp gỡ vướng mắc cho TP.HCM - Ảnh: TTBC |
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý với các đề xuất kiến nghị của TP.HCM. Thủ tướng nhấn mạnh, sự đóng góp của TP.HCM cho ngân sách Trung ương rất lớn, 6 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách của TP.HCM bằng 1/3 cả nước. Điều đó cho thấy đầu tư cho TP.HCM 1 đồng thì tăng 3-4 đồng so với đầu tư 1 đồng ở nơi khác.
Thủ tướng cho biết, các vướng mắc liên quan đến các dự án trọng điểm sẽ được tháo gỡ trong thời gian sớm nhất. Đối với dự án đường vành đai 3, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết trong 1-2 ngày tới. Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT chủ trì nghiên cứu dự án đường vành đai 4, TP.HCM.
Đối với các vướng mắc liên quan đến quỹ đất thanh toán hợp đồng BT cho nhà đầu tư, việc bổ sung vốn cho Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, Thủ tướng giao các bộ liên quan trình các giải pháp tháo gỡ để Chính phủ quyết định.
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh