Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Thủ tướng: Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ cần tăng cường kết nối
Nhiệt Băng - 05/02/2023 12:34
 
Thủ tướng tán thành ý kiến của TS Trần Du Lịch là đẩy mạnh phân cấp phân quyền, cùng với cá thể hóa trách nhiệm và phân bổ nguồn lực.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận tại Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại câu hỏi, tại sao khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có nhiều tiềm năng như vậy, lại chưa phát triển tương xứng. “Phải chăng do cơ chế chính sách, thách thức và khó khăn chưa nhận diện hết, hay hạn chế yếu kém chưa phát hiện ra?”, Thủ tướng trăn trở.

Thủ tướng đánh giá, việc kết nối các tỉnh trong vùng còn rời rạc, rồi kết nối vùng với đất nước còn chưa chặt chẽ, kết nối vùng với thế giới còn chưa đầy đủ. “Việc kết nối này bao gồm kết nối con người, giao lưu con người chưa tương xứng tiềm năng; kết nối về thể chế, ý tưởng, sáng tạo, đổi mới với nhau, đặc biệt là kết nối cứng là hệ thống giao thông chiến lược chưa xứng tầm, chưa chặt chẽ với nhau”, Thủ tướng chia sẻ.

Theo Thủ tướng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ có hạ tầng về văn hóa, giáo dục, y tế nhưng mối liên kết sử dụng chung thế nào cũng là vấn đề suy nghĩ. Vấn đề thứ 2, theo Thủ tướng là nguồn lực, khai thác làm sao, cơ chế thế nào, mà phát huy hết năng lực con người.

“Người miền Trung trí tuệ có, phẩm chất có, chịu thương, chịu khó. Đây cũng là “túi mưa”, “chảo lửa”, rất khó khăn, nhưng chính khó khăn đó tôi luyện con người bản lĩnh, không ngại khó khăn”, Thủ tướng đánh giá và cho rằng con người vừa là trung tâm, động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các địa phương cùng xây dựng quyết tâm biến vùng đất này thành vùng đất giàu có, giàu văn hóa và đột phá hơn nữa. 

Thực tiễn phong phú, nhưng theo Thủ tướng là diễn ra rất nhanh, phải khắc phục thế nào? "Theo tôi là bám sát vào thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan, lấy thực tiễn làm thướt đo, có thướt đo rồi phải nắm chắc diễn biến để thực hiện. Từ đó mới có đối sách kịp thời, hiệu quả. Nếu không phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, hiệu quả thì sẽ tụt hậu. Chúng ta cần có tư duy phương pháp luận, giải quyết các vấn đề mang tính nút thắt", Thủ tướng chia sẻ. 

Dẫn chứng việc Bình Định quan tâm đầu tư tuyến đường ven biển mà, Thủ tướng cho rằng, nếu không có đường thì nơi này vẫn chỉ là đồi cát, vùng đất hoang sơ không ai đến.

Thủ tướng đề nghị các địa phương cần phát huy tối đa tính tự lực, tự cường, không mong chờ, ỷ lại, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển. Nguồn lực huy động để đầu tư phải hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải, đầu tư cho phát triển phải ra tiền. “Chọn cái gì ra cái đó, đột phá, chấm dứt dàn trải”, Thủ tướng yêu cầu.

Về thu hút nguồn vốn tư nhân, Thủ tướng đề nghị 14 địa phương trong Vùng phải tạo cơ hội, môi trường tốt thì nhà đầu tư mới "mang tiền đến". Còn vốn vay phải hiệu quả; thủ tục vay nhanh, gọn.

Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể trung tâm, làm mục tiêu phát triển. Muốn thế thì mọi chính sách phải hướng đến họ, xuất phát từ họ. Thủ tướng tán thành ý kiến của TS Trần Du Lịch là đẩy mạnh phân cấp phân quyền, cùng với cá thể hóa trách nhiệm và phân bổ nguồn lực.

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu mỗi địa phương phải tiếp tục cụ thế hóa Nghị quyết số 26-NQ-TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 19/12/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị theo chức năng, nhiệm vụ; xác định nhiệm vụ phải có trọng tâm, trọng điểm; làm cái gì dứt cái đó, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao…

Thứ 2 là tập trung hoàn thiện thể chế, nhấn mạnh cơ chế điều phối Vùng. Việc này, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu và tinh thần là giao các Phó Thủ tướng điều phối một Vùng. Thủ tướng đề nghị các địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch. Và công tác quy hoạch phải đi trước một bước, sát hực tế, nhận diện được cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, đánh giá khó khăn, thách thức…

Thứ 3 là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế biển, tập trung chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh (xu thế không thể đảo ngược), kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế rừng, chứng chỉ carbon, điện sinh khối, phát triển dịch vụ mới…

Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT cùng với các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ các đoạn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam; đẩy mạnh phát triển cảng biển; phát triển văn hóa (cần có quy hoạch ngành văn hóa, từ đó mới có dự án); các chương trình mục tiêu làm gọn, không dàn trải…

Theo yêu cầu của Thủ tướng, các tỉnh cần sớm hoàn thiện các quy hoạch; tập trung giải ngân vốn đầu tư công; triển khai thực hiện 3 chương tình mục tiêu đã đề ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, các vấn đề liên quan đến bất động sản hiện nay cần phải được tháo gỡ. Khi tháo gỡ được những vấn đề liên quan đến bất động sản thì tháo gỡ được các điểm nghẽn khác, tạo công ăn việc làm, phát triển xây dựng…
Hạ tầng giao thông là “chìa khóa” đưa Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ phát triển
Bộ GTVT cho rằng, cần đa dạng nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để huy động vốn tư...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư