-
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
Hãng hàng không Cánh Diều - Kite Air có quy mô đội tàu không lớn với máy bay lựa chọn là ATR-72. |
Thủ tướng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ GTVT liên quan đến chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT rà soát, xem xét chặt chẽ việc lập thêm các hãng hàng không mới trong tình hình mới, làm sao đảm bảo tốt nhất quản lý nhà nước về hàng không, phát triển bền vững; báo cáo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng xem xét, quyết định.
Vào đầu tháng 3/2020, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã có văn bản số 1297/BKHĐT-GSTĐĐT gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo việc rà soát các căn cứ pháp lý để thẩm định chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều.
Theo đó, trên báo cáo kết quả rà soát căn cứ pháp lý để thẩm định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Quảng Nam (văn bản số 622/UBND – KTN ngày 12/2/2020) và nghiên cứu Nghị định số 89/2019/NĐ – CP ngày 15/11/2019 quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 8/4/2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung, Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận thấy có một số nội dung liên quan đến Báo cáo số 15/BC – BKHĐT ngày 3/1/2020 về kết quả thẩm định Dự án vận tải hàng không Cánh Diều.
Cụ thể, về căn cứ pháp lý, sau khi rà soát, Bộ Kế hoạch và đầu tư xin tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và bổ sung Nghị định số 89 làm căn cứ pháp lý để thẩm định chủ trương đầu tư Dự án.
Liên quan đến điều kiện vốn, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, theo quy định tại khoản 1, Điều 8, Nghị định số 92, mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không khai thác từ 11 đến 30 tàu bay là 1.000 tỷ đồng đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 89, mức vốn tối thiểu này (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) là 600 tỷ đồng. Tại hồ sơ Dự án, nhà đầu tư đã có các tài liệu chứng minh về khả năng huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để đầu tư dự án. Cụ thể, số vốn chủ sở hữu và vốn vay mà nhà đầu tư huy động là 5.500 tỷ đồng, lớn hơn mức vốn tối thiểu theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 89.
Về tiêu chí bảo đảm số lượng tàu bay khai thác, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, khoản 11 Điều 1 Nghị định số 89 bổ sung quy định doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không phải đảm bảo số lượng tàu bay thuê có tổ bay đáp ứng đồng thời 2 tiêu chí là không chiếm quá 30% số lượng tàu bay và không quá 10 tàu bay.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng cho rằng những nội dung sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 89 không làm thay đổi nội dung và yêu cầu pháp lý trong việc thẩm định đề đề nghị cấp quyết định chủ trương đầu tư Dự án. Trên cơ sở rà soát các nội dung thẩm định và ý kiến của UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ Kế hoạch và đầu tư khẳng định Dự án đáp ứng các điều kiện để Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.
Trước đó, vào cuối tháng 1/2020, Văn phòng Chính phủ có công văn số 647/VPCP - CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và đầu tư và UBND tỉnh Quảng Nam rà soát các căn cứ pháp lý để thẩm định chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều; trong đó, Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020). Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kết luận rõ về việc Dự án đã đáp ứng đủ điều kiện để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.
Dự án vận tải hàng không Cánh Diều có số lượng tàu bay khai thác năm đầu tiên là 6 chiếc ATR72 hoặc tương đương và tăng dần qua các năm đến năm thức 6 sẽ có 25 tàu bay, trong đó có 15 chiếc Airbus 320/321 hoặc tương đương. Tổng vốn của Dự án hãng hàng không Cánh Diều là 5.500 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 1.000 tỷ đồng (chiếm 18% tổng vốn đầu tư), vốn vay 4.500 tỷ đồng (chiếm 82% tổng mức đầu tư); địa điểm thực hiện tại cảng hàng không Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Bên cạnh Dự án vận tải hàng không lữ hành – Vietravel vừa được Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư, hiện tại thị trường Việt Nam đang có 68 hãng hàng không nước ngoài (đến từ 25 nước và vùng lãnh thổ) và 5 hãng nội địa (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacifiic, Vasco, Bamboo Airways). Tuy nhiên do tác động của dịch Covid – 19, thị trường hàng không Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn nhất kể từ năm 1945 đến nay.
Không chỉ dừng toàn bộ các đường bay quốc tế, từ 1/4 - 15/4, cả nước chỉ còn duy trì 3 đường bay gồm Hà Nội – Tp.HCM – Hà Nội; TP.HCM – Đà Nẵng – Tp.HCM; Hà Nội – Đà Nẵng – Hà Nội với khoảng 4 chuyến bay/ngày.
Hiện hơn 95% đội tàu bay với khoảng hơn 200 chiếc Airbus320/321/350; ATR72 và Boeing 787 của 5 hãng hàng không trong nước là Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Jetstar Pacific, Vasco đều đang phải nằm đất. Nếu tình hình dịch bệnh không có diễn biến tích cực trước tháng 6/2020, các hãng hàng không trong nước có thể thua lỗ tới hơn 50.000 tỷ đồng, vượt quá sức chịu đựng của một số hãng bay. Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, các “kịch bản” ứng phó với Covid-19 được các đơn vị xây dựng giờ đều bị “phá sản”.
“Đến nay, không thể đưa ra đánh giá đầy đủ về tình hình nữa, bởi chưa ai dám khẳng định khi nào thì dịch Covid-19 kết thúc”, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đánh giá.
Cần phải nói thêm rằng, chỉ trước Tết Nguyên đán 2020 ít ngày, Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản lên Bộ GTVT, chính thức xin rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không dù Đề án thành lập hãng hàng không Vinpearl Air đã qua bước thẩm định để trình lên Thủ tướng Chính phủ. Cho đến thời điểm này, đây được cho là quyết định sáng suốt, thậm chí có phần may mắn của Vingroup.
-
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024